Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như ở trên, hãy cùng websosanh đi tìm lời giải đáp ở trong phần nội dung tiếp theo của bài viết nhé!
Cấu tạo ấm siêu tốc
Thiết kế ấm siêu tốc thường khá nhỏ gọn với trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên sản phẩm lại được trang bị nhiều tính năng và tiện ích giúp việc sử dụng tiện lợi dễ dàng hơn. Về cấu tạo, ấm siêu tốc gồm các bộ phận sau:
+ Phần thân ấm: Thường được làm từ chất liệu thủy tinh, inox hoặc nhựa. Dù là chất liệu nào thì cũng cần phải đảm bảo không oxy hóa, không han gỉ, không thôi ra chất độc hại trong quá trình đun nước và chịu được nhiệt độ cao.
+ Nắp ấm: Bộ phận nắp ấm chủ yếu được làm từ nhựa cao cấp có khả năng cách nhiệt, cách điện, chống nóng. Đồng thời giữ cho nước không tràn ra ngoài và giữ vệ sinh thân ấm.
+ Hệ thống rơle: Nhiệm vụ của rơ le là tự động ngắt điện khi nước sôi, ấm cạn nước hoặc đang đun mà người dùng nhấc ấm ra khỏi đế. Tính năng này giúp đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
+ Đế tiếp điện: Đây là bộ phận kết nối thân ấm với nguồn điện, có tác dụng làm nóng và đun sôi nước.
+ Công tắc và đèn hiển thị: Đèn báo sẽ phát sáng khi bạn bật công tắc đun nước; khi nước sôi thì đèn báo này sẽ tắt.
+ Dây nguồn: Dùng để kết nối đế tiếp điện và nguồn điện.
Có thể thấy, cấu tạo ấm siêu tốc khá đơn giản nhưng lại rất tiện lợi khi sử dụng nên được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở các gia đình.
Công suất của ấm siêu tốc
Như vậy các bạn đã nắm được cấu tạo ấm siêu tốc. Vậy công suất của ấm siêu tốc thế nào? Hiện nay thị trường ấm siêu tốc tại Việt Nam khá đa dạng về công suất và có sự xuất hiện của các thương hiệu lớn nhỏ khác nhau. Nhưng nhìn chung công suất của ấm siêu tốc dao động từ khoảng 1500 – 2500W. Công suất hoạt động càng lớn thì ấm đun nước càng nhanh sôi.
Trung bình thời gian đun nước sôi của ấm siêu tốc chỉ khoảng 3-5 phút tùy theo dung tích và công suất ấm. Do đó, người dùng không mất quá nhiều thời gian chờ đợi đã có nước sôi sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của ấm siêu tốc
Nguyên lý hoạt động của ấm siêu tốc cụ thể như sau:
– Bộ phận mâm nhiệt của ấm siêu tốc được cấp điện bằng cách cắm dây điện và nguồn điện.
– Lúc này điện năng sẽ biến thành nhiệt năng rồi truyền trực tiếp vào trong nước.
– Khi nhiệt độ nước đạt tới mức 100 độ C thì hơi nước trong ấm sẽ đi qu ống dẫn rồi thổi hơi nóng ra ngoài vào thanh nhiệt.
– Ngay lập tức, thanh nhiệt sẽ cong lên và tác động vào công tắc nguồn làm tắt nguồn điện.
– Thời điểm công tác điện của ấm bị tắt cũng đồng nghĩa với việc nước đã sôi và bạn có thể sử dụng.
– Chờ khoảng 30 giây cho thanh nhiệt bớt nóng là bạn có thể lấy nước sử dụng.
Lưu ý: Sau khi đun nước sôi, nếu muốn đun tiếp bạn hãy chỉ khoảng 1-2 phút cho ấm bớt nóng thì hãy đun để đảm bảo tuổi thọ và độ bền cho ấm.
Trên đây là một số thông tin về cấu tạo ấm siêu tốc, công suất và nguyên lý hoạt động của ấm siêu tốc mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ấm siêu tốc – thiết bị nhà bếp vô cùng quen thuộc. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi và đừng quên đồng hành cùng chúng tôi trong các bài viết sau nhé!