Sơ đồ bo mạch bếp từ là gì?
Sơ đồ bo mạch là một bảng vẽ thể hiện vị trí của các linh kiện, bộ phận, điện từ, cũng như các đường dẫn để có thể tạo thành một sơ đồ mà ở đó thể hiện được sự liên kết giữa các bộ phận và linh kiện với nhau.
Mỗi loại bếp từ sẽ có các sơ đồ bo mạch điện khác nhau đảm bảo tương ứng với từng loại cũng như các hãng bếp từ khác nhau trên thị trường.
Sơ đồ bo mạch bếp từ Sunhouse
1. Bộ phận nguồn và mạch chỉnh lưu
Đây là bộ phận đầu vào của mạch điện điều khiển. Chúng có tác dụng bảo vệ mạch lọc nhiễu cao tầng, cầu đi ốt chỉnh lưu để đổi sang điện áp DC.
2. Bộ phận SMPS
Bộ phận này có chức năng tạo ra các mức điện áp DC để cung cấp cho các bộ phận khác của bếp từ.
3. Bộ phận IGBT
Đây là bộ phận tiêu hao công suất chính của bếp từ, nó có chức năng đóng mở các tần số cao từ đó tạo ra dòng điện cao tần. Khi dòng điện này chạy qua cuộn dây dẫn sẽ giúp tạo ra từ trường và làm nóng đáy nồi.
4. Bộ phận cuộn dây Panel
Bộ phận này có vai trò phát ra nguồn từ trường và tạo ra dòng điện Foucault trên đáy nồi, từ đó giúp cho đáy nóng lên và nấu chín thức ăn.
5. Bộ phận tầng khuếch đại
Có vai trò khuếch đại xung điện.
6. Cảm biến nhiệt độ
Thông thường trên bếp từ sẽ có 2 cảm biến nhiệt độ gồm:
- Cảm biến ở đáy nồi có chức năng theo dõi nhiệt độ của xoong, nồi. Nếu nước trong nồi sắp cạn thì nhiệt độ sẽ tăng nhanh và CPU sẽ ngắt để dừng công suất hoạt động của bếp.
- Cảm biến còn lại ở ốc bắt đèn công suất gigi thực hiện theo dõi nhiệt độ của đèn công suất. Khi đèn công suất xảy ra tình trạng quá nhiệt, CPU sẽ ngắt để đèn công suất nghỉ.
7. Bộ phận MCU (khối vi xử lý)
Bộ phận MCU vận hành theo nguyên lý được lập trình sẵn. Khi nhận được dữ liệu được thiết lập ở trên bảng điều khiển bếp từ thì khối vi xử lý này sẽ bắt đầu làm việc.
Cấu tạo của bếp từ Sunhouse
1. Bảng điều khiển
Trên mặt bếp sẽ được bố trí bảng điều khiển với với các phím bấm cảm ứng ứng vô cùng nhạy bén giúp người dùng có thể điều khiển và thực hiện các thao tác mình mong muốn trong quá trình nấu nướng.
2. Bộ phận FAN, quạt làm mát
Bộ phận này khá quan trọng và không thể thiếu trong mỗi sơ đồ mạch điện nào của bếp từ. Các sản phẩm bếp từ hầu hết đều được trang bị quạt tản nhiệt có vai trò dùng làm mát cho IGBT và các linh kiện, bộ phận bên trong của mạch bếp từ.
3. Bộ phận Buzzer – Chuông
Dùng để thông báo, cảnh báo đến người dùng trong quá trình sử dụng giúp dễ dàng nhận biết khi bấm các nút hẹn giờ, điều chỉnh,… hay khi bếp xảy ra lỗi kỹ thuật.
4. Display – Hiển thị
Display (đèn Led) thường có màu xanh hoặc đỏ, màu sắc của chúng giúp người dùng nhận biết được nhiệt độ hoặc các chế độ đun, nấu của bếp từ.
5. Bộ phận System Voltage, System Curren, Điện áp và dòng điện của bếp từ
Đây là những tín hiệu để khối vi xử lý CPU biết được tình trạng dòng điện và điện áp của bếp từ trong quá trình vận hành.
6. Bộ phận báo quá dòng
Nếu bếp vận hành ở công suất cao thì bộ phận này sẽ báo quá dòng giúp khối vi xử lý CPU biết và cho bếp từ nghỉ ngơi.
7. Bộ phận OV – Báo quá áp
Giúp theo dõi tình trạng quá áp trên cuộn dây. Nếu bếp từ xảy ra tình trạng quá áp trên cuộn dây thì chúng sẽ thông báo về tín hiệu cho khối vi xử lý CPU để CPU cho bếp nghỉ.
8. Nguồn và mạch chỉnh lưu
Đây là bộ phận đầu vào của mạch điện điều khiển. Nguồn điện và mạch chỉnh lưu có các linh kiện đi kèm như cầu chì giúp bảo vệ mạch lọc nhiễu cao tần; quá dòng; cầu đi ốt chỉnh lưu để đổi sang điện áp DC.
9. Bộ phận SMPS
Đảm nhiệm chức năng tạo ra các mức điện áp DC giúp cung cấp điện áp DC cho các bộ phận khác của bếp từ:
10. Bộ phận IGBT
Là bộ phận tiêu hao công suất chính của bếp từ, có chức năng đóng mở các tần số cao giúp tạo ra dòng điện cao tần. Khi chạy qua cuộn dây, dòng điện này sẽ giúp sinh ra từ trường và làm nóng đáy nồi.
Trên đây là thông tin chi tiết về bo mạch bếp từ Sunhouse mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm bếp từ Sunhouse này nhé.