Các máy ảnh CSC không gương lật đang dần vượt dòng DSLR truyền thống. Những sản phẩm hàng top của dòng không gương lật được trang bị hệ thống tự động lấy nét có chất lượng ngang ngửa, thậm chí có thể đánh bại dòng DSLR và nhiều mẫu còn có kính ngắm điện tử EVF sở hữu độ phân giải cao và tần số làm tươi màu màn hình (refresh rate) cao, chất lượng của chúng không hề kém kính ngắm quang học của một chiếc DSLR. Những chiếc máy ảnh này còn có khả năng hiển thị nhiều thông tin của ảnh và các cài đặt của máy hơn. Chúng thậm chí còn có thể cho người dùng thấy trước ảnh của họ trông như thế nào khi các cài đặt của máy và hiệu ứng của bộ lọc bạn cài đặt được áp dung vào ảnh.
Chúng tôi đã chọn ra những chiếc máy ảnh CSC không gương lật hàng đầu trên thị trường, một số sản phẩm có thể còn khá mới với người dùng vì họ chưa biết nhiều về chúng. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là chúng đều sở hữu công nghệ hàng đầu của dòng máy ảnh không gương lật và chúng hoàn toàn có tiềm năng đánh bại những chiếc DSLR hiện đang giữ vị trí hàng đầu trên thị trường máy ảnh kỹ thuật số.
Sony A7R II
Chiếc máy ảnh không gương lật full frame hàng đầu của Sony, thách thức cả những chiếc DSLR “khủng” nhất
Kích thước cảm biến: Full frame
Độ phân giải: 42,4 MP
Kính ngắm: Điện tử
Màn hình: nghiêng 3 inch, 1.228.800 điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 5 fps
Độ phân giải video tối đa: 4K
Giá Sony A7R II
Ưu điểm:
Cảm biến full frame độ phân giải cao
Video 4K cao cấp
Nhược điểm:
Tầm ngắm của ống kính còn hạn chế
Tuổi thọ pin thấp
Sony Alpha 7R II là một chiếc máy ảnh toàn diện, kết hợp giữa thân máy nhỏ gọn và nhẹ nhàng cùng độ phân giải cực cao (chỉ kém Canon EOS 5DS). Rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã bắt đầu có cái nhìn thực sự nghiêm túc về dòng máy ảnh CSC, tuy hệ thống tự động lấy nét của A7R II chưa tốt bằng một số máy ảnh DSLR có cùng mức giá nhưng nó vẫn là chiếc máy ảnh thích ảnh cho nhiếp ảnh và nó còn sở hữu chất lượng video 4K mà nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào cũng mong muốn. Nhược điểm duy nhất của nó là tầm ngắm của ống kính vẫn kém dòng DSLR nhung Sony đang hứa hẹn rằng sẽ đưa ra thị trường 20 ống kính tương thích trực tiếp với chiếc máy ảnh này vào đầu năm 2016.
Olympus OM-D E-M5 II
Tuy không phải là một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, E-M5 II vẫn là chiếc máy ảnh bỏ túi đầy sức mạnh
Kích thước cảm biến: Micro Four Thirds
Độ phân giải: 16,1MP
Kính ngắm: EVF
Màn hình: khớp nối 3 inch, 1.037.000 điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 10 fps
Độ phân giải video tối đa: 1080p
Giá Olympus OM-D E-M5 II
Ưu điểm:
Chế độ High Res 40 MP
Kích thước, hiệu suất làm việc và giá đều tốt
Nhược điểm:
Cảm biến MFT kích thước chỉ bằng một nửa cảm biến APS-C
Hệ thống điều khiển phức tạp
Sony A7R II là chiếc máy ảnh hoàn hảo về mọi mặt nhưng chiếc Olympus E-M5 II cũng không kém phần ấn tượng. Máy sở hữu chế độ High Res 40 MP pixel shift tạo ra những bức ảnh chi tiết vượt xa độ phân giải của cảm biến truyền thống (mặc dù chỉ áp dụng với chụp tĩnh vật), hệ thống ổn định hình ảnh 5 trục hoàn hảo cho cả ảnh tĩnh và video và máy còn có một vài chế độ phơi sáng thông minh khi bạn chụp trong điều kiện thiếu sáng. Chiếc E-M5 II tuy nhỏ nhưng lại được thiết kế hoàn hảo và dù nó trông giống một chiếc máy ảnh thông thường nhưng những tính năng của nó lại vượt xa mức “thông thường”.
Panasonic GH4
GH4 là chiếc máy ảnh lai có tính năng chụp ảnh tĩnh và quay video hoàn toàn mới
Kích thước cảm biến: Micro Four Thirds
Độ phân giải: 16,1 MP
Kính ngắm: EVF
Màn hình: nghiêng 3 inch, 1.036.000 điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 12 fps
Độ phân giải video tối đa: 4K
Giá Panasonic GH4
Ưu điểm:
Video 4K cùng ảnh tĩnh 8 MP
Tốc độ chụp liên tục 12 fps
Nhược điểm:
Cảm biến MFT nhỏ hơn APS-C
Giá khá đắt
Chiếc GH4 đã có danh tiếng từ lâu. Trong khi các máy ảnh khác như Sony A7R II và Olympus E-M5 II chỉ có thể chụp ảnh tĩnh hoặc quay video thì chiếc GH4 lại nổi tiếng là một chiếc máy ảnh “lai” thực hiện được cả 2 tính năng đó. Chất lượng video 4K của GH4 đã trở thành huyền thoại đối với các nhà làm phim chuyên nghiệp và phiên bản GH4R mới hơn có thêm tính năng chụp ảnh 4K không giới hạn và khả năng quay video ở dải tần nhạy sang cao V-Log cho mục đích sử dung chuyên nghiệp. Bạn cũng có thể mua gói nâng cấp cho chiếc GH4 để có thêm tính năng quay video V-Log. Chiếc GH4 là một chiếc máy ản cực phù hợp để chụp ảnh tĩnh, nó có khả năng chụp ảnh chất lượng cao 16 MP ở tốc độ 12 fps hoặc cắt ảnh tĩnh 8 MP từ video 4K ở tốc độ 30 fps. Toàn bộ các tính năng chụp ảnh trên khiến giá của chiếc GF4 khá cao khi mới được tung ra thị trường, nhưng hiện nay giá của chiếc máy ảnh này đã giảm đi khá nhiều, và chính điều này giúp chiếc GH4 có vị trí cao trong danh sách này.
Chiếc NX1 có khả năng chụp ảnh mạnh mẽ và hiệu suất làm việc cao, nhưng liệu nó có được nhìn nhận một cách đúng đắn?
Kích thước cảm biến: APS-C
Độ phân giải: 28,2 MP
Kính ngắm: EVF
Màn hình: nghiêng 3 inch, 1.036.000 điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 15 fps
Độ phân giải video tối đa: 4K
Ưu điểm:
Độ phân giải và chi tiết của ảnh tốt,
Khả năng quay video 4K và chụp ảnh 15fps
Nhược điểm:
Chế độ tự động lấy nét chậm
Cần thêm nhiều ống kính chuyên nghiệp kích thước lớn hơn
Trên lý thuyết, Samsung NX1 là một chiếc máy ảnh tuyệt vời với cảm biến APS-C BSI 28 megapixel ấn tượng, tốc độ chụp nhanh 15 fps đủ để đánh bại các máy ảnh DSLR và chất lượng video 4K. Nó bền, chắc chắn và chống thời tiết, thậm chí các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng không thể chối từ sức hấp dẫn của chiếc máy ảnh này. NX1 còn được trang bị hệ thống tự động lấy nét cao cấp, tinh vi và tốc độ cực nhanh với chế độ Baseball và Jump Shot độc nhất vô nhị, giúp bạn đóng màn chập đúng thời điểm. Nhưng chính những tính năng này lại làm cho chiếc NX1 giống một chiếc máy ảnh snapshot cho dân nghiệp dư hơn là một máy ảnh cho giới chuyên nghiệp. Một vấn đề khác của chiếc NX1 nằm ở ống kính của nó: Samsung sản xuất ra một lượng ống kính quá “khiêm tốn”, để đánh bại được dòng DSLR hãng cần tạo ra nhiều ống kính zoom khẩu độ cố định chất lượng cao và ống kính tiêu cự cố định không zoom, nhưng quan trọng hơn cả là họ cần có sự hỗ trợ từ các hãng thứ ba sản xuất ống kính.
Panasonic GX8
GX8 sở hữu cảm biến tốt nhất trong các máy ảnh không gương lật của Panasonic nhưng giá thành lại cao
Kích thước cảm biến: Micro Four Thirds
Độ phân giải: 20,3 MP
Kính ngắm: EVF nghiêng
Màn hình: nghiêng 3 inch, 1.040.000 điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 8 fps
Độ phân giải video tối đa: 4K
Ưu điểm:
Cảm biến 20 MP mới
Thân máy hợp kim, chống bụi và chống bám bẩn
Nhược điểm:
Lớn hơn chiếc GX7 cũ
Giá thành cao
Không giống như chiếc Samsung NX1, về mặt ống kính thì chiếc Panasonic GX8 không có gì để chê trách nhờ ống kính cho cảm biến Micro Four Thirds giống như nhiều máy của hãng Olympus. Hẳn bạn sẽ hi vọng chiếc máy ảnh kiểu dáng DSLR thuộc dòng G này sẽ sở hữu công nghệ tốt nhất và mới nhất, tuy nhiên thực ra chiếc GX8 hình hộp này là chiếc máy ảnh đầu tiên sở hữu cảm biến Micro Four Thirds 20 MP, cảm biến này hoạt động cực tốt khi test trong phòng thí nghiệm, chất lượng của nó ngang ngửa cảm biến của một chiếc DSLR tốt. Chiếc GX8 cũng có chất lượng video 4K và khả năng ắt ảnh tĩnh 8 MP từ video (tốc độ 30 fps). Màn hình sau của máy là màn hình nghiêng và nó cũng chính là thị kính của kính ngắm điện tử. Panasonic GX8 là một chiếc máy ảnh tuyệt vời nhưng giá của nó khá cao. Dù điều này làm giảm vị trí của nó xuống một chút nhưng GX8 vẫn là một sự lựa chọn cực kỳ hấp dẫn đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Hồng Ngọc
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam