Trẻ em có cách ghi nhớ khác biệt so với người lớn như thế nào?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Sự phát triển của trẻ nhỏ có những đặc điểm vô cùng đặc biệt mà cha mẹ cần hiểu rõ để có phương pháp dạy trẻ phù hợp nhất.

Học kiểu nhớ nguyên mảng

Chúng ta sẽ học về hai phương thức học của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ không phân biệt màu sắc một cách trừu tượng từng màu đỏ hay xanh, mà cảm nhận toàn bộ màu sắc phức tạp như khuôn mặt của một người nào đó. Nếu như, trẻ có khả năng nhận ra màu đỏ, rồi đến màu vàng, rồi tiếp đến màu xanh, theo tuần tự như vậy, thì để có thể nhìn nhận phân biệt các khuôn mặt khác nhau, trẻ cần phải mất tới vài năm. (Thực tế là khoảng 5 tháng sau sinh, trẻ đã nhận ra mẹ mình, đã biết lạ). Khả năng nhận thức xung quanh của trẻ theo từng mảng như vậy, nhất là trong giai đoạn 0 đến 1 tuổi, không phân biệt đơn giản hay phức tạp, trẻ nhận thức và ghi nhớ toàn bộ cả mảng thông tin được kích ứng đó. Chính vì vậy, giai đoạn này, kích ứng cho trẻ bằng những sự việc phức tạp càng tốt. Khả năng tiếp thu của trẻ ở giai đoạn này, hơn bất kỳ giai đoạn nào khác, có hiệu quả cao nhất.

Chúng ta phải kích ứng trẻ nhiều nhất có thể vào giai đoạn này. Nếu kích ứng phức tạp đúng thời điểm này, sẽ hình thành cho trẻ một đường rãnh phức tạp trong não. Tuy nhiên, mức độ quá mạnh và không lặp lại nhiều lần, thì cũng không để lại một vết hằn nào trong não của trẻ. Cần phải nhiệt tình lặp đi lặp lại công việc kích ứng này. Khả năng tiếp thu nguyên mảng chỉ có ở trẻ nhỏ, người lớn không thể tiếp thu theo mảng như vậy được nữa.

Kích thích trí nhớ nguyên mảng của trẻ để học ngoại ngữ

Khi được kích ứng nguyên mảng, với khả năng tiếp thu nguyên mảng của mình, làm cho tế bào não ghi nhận lại được. Vẻ ngoài của trẻ không có biểu hiện gì khác biệt, nhưng từ lúc vô thức, trong trẻ đã tiếp nhận được kích ứng rồi, như là những tấm phim chụp lưu ký ức vậy. Biểu hiện về những kích ứng này được trẻ thể hiện ra bên ngoài, là khi trẻ được khoảng 3 tuổi, thời kỳ bắt đầu phát triển khả năng tư duy.

Ví dụ, về ngôn ngữ, đến khoảng hơn 3 tuổi, bỗng nhiên ta thấy số từ trẻ nói được tăng vọt lên, đến cả những từ khó mà trẻ cũng nói ra rất tự nhiên, không ngọng nghịu. Đây là thành quả trẻ thu nhận được theo mảng, từ thời kỳ vô thức. Không có gì đáng ngạc nhiên. Mảng này không chỉ tạo nên nét đặc trưng lời nói của trẻ đó, mà còn tạo nên nét đặc trưng về ngôn ngữ, âm thanh của người Nhật, tức là tính dân tộc Nhật nữa. Trẻ nhỏ tự nhiên có khả năng tạo ra máy phát âm đúng với âm tiếng nước ngoài mà trẻ nghe được. Giai đoạn 0 đến 3 tuổi là giai đoạn mẫn cảm nhất, sau đó giảm dần, đến khoảng 6 tuổi thì khả năng này gần như biến mất. Với từng ngôn ngữ nước ngoài, có từng kiểu phát âm đặc trưng khác nhau, nếu là người lớn mới bắt đầu tập phát âm, thì rất khó, nhưng, với trẻ nhỏ, thì dễ dàng hơn nhiều. Vì vậy, trong giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi, chúng ta nên cho trẻ nghe băng tiếng Anh. Là bởi vì, thời kỳ này, khả năng tiếp thu là lớn nhất, dù có phức tạp đến mấy, trẻ vẫn tiếp thu nguyên cả mảng như vậy một cách dễ dàng.

Học kiểu nhớ từng cái một

Một mặt khác, trẻ nhỏ không chỉ nhận thức sự việc xung quanh bằng cách nhớ nguyên mảng như trên. Ví dụ như việc học nói của trẻ, thì không phải là kiểu học nguyên mảng, mà là gặp từ nào, trẻ nhớ từ đó. Nếu chỉ có học nguyên mảng, vốn từ của trẻ chắc chắn không thể tiến bộ rõ rệt. Vì thế, một mặt chúng ta cho trẻ nghe những câu chuyện phức tạp và khó, một mặt vẫn phải dậy lặp đi lặp lại cho trẻ về những từ ngữ cơ bản chỉ đồ vật/ hiện tượng trong sinh hoạt thường ngày của trẻ. “Trẻ con , không cần dạy, thì đầy năm cũng biết nói”, đây là một quan điểm sai lầm. Làm như vậy, là chỉ cho trẻ dựa vào 1 cách học nguyên mảng mà thôi.

Thế nhưng, các quan sát thực nghiệm gần đây cho thấy, trẻ nhỏ càng được nghe nhiều từ ngữ phong phú thì càng nhanh biết nói, nội dung từ cũng rõ ràng hơn. Điều hiển nhiên vậy mà không phải ai cũng biết. Để nhớ 1 đơn từ, có khi trẻ phải lặp đi lặp lại mấy ngàn lần. Nhưng, để nhớ một từ tiếp theo, chỉ cần mất công bằng một phần mấy chục của số lần lặp lại đó. Và để nhớ 1 từ tiếp theo nữa, thì phản ứng ngày một nhanh hơn. Theo cách đó, hình thành đường mòn phản ứng.

Cần kích thích để hình thành liên kết trong não bộ

Đường mòn này càng hình thành sớm, càng in sâu và lâu mờ. Nếu đường mòn này muộn mới bắt đầu hình thành, ắt hẳn đó là một con đường không hề đẹp. Tại sao vậy? Tế bào não của trẻ khi mới sinh ra hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau. Sau khi ra đời, tiếp nhận những kích ứng từ bên ngoài, giữa các tế bào não mới có sự liên hệ với nhau. Mỗi khi có tác động liên hệ tới nhau như vậy, được lặp đi lặp lại, con đường liên kết giữa các tế bào với nhau ngày một rộng mở hơn, vui vẻ truyền nhận kích ứng từ bên ngoài hơn. Nếu kích ứng nghèo nàn, (ít được kích ứng) tế bào não ít được hoạt động, con đường liên kết các tế bào não với nhau không được thiết lập, làm sao thành con đường tốt được.

Theo qui trình này, tới năm 6 tuổi, hoàn thiện con đường liên kết này. Khi đã hoàn thiện, hoàn toàn không thể sửa lại được nó nữa. 6 tuổi trở ra, dù có kích ứng thế nào, thì cũng không thể hình thành hay thay đổi được con đường đó nữa, không còn chỗ thừa để có thể xây dựng một con đường khác được nữa rồi. Tóm lại, từ 0 tuổi, tùy vào mức độ được kích ứng, con đường liên kết tế bào não (con đường tư duy) được hình thành trong não trẻ nhỏ là tốt đẹp hay không. Trẻ 2,3 tuổi đã học đàn Violon có thể thẩm thấu được kỹ thuật bằng như sinh viên đại học nghệ thuật học trong 4 năm ròng. Với các em bé được giáo dục sớm, có hiệu quả, hình thành con đường liên kết tế bào não tốt, chắc chắn có thể vui vẻ đón nhận những công việc học hành có chất lượng cao.

Hồng Hạnh

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Sản phẩm cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Sữa chua Gotz là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi nhờ hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt không chứa các chất phụ gia nhân tạo. Giá cả hợp lý và công dụng sức khỏe đã giúp Gotz trở thành một sản phẩm quen thuộc và an toàn trong nhiều gia đình.
Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Sữa chua Bledina là lựa chọn lý tưởng cho các bậc phụ huynh muốn mang lại cho trẻ một sản phẩm dinh dưỡng an toàn và chất lượng. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, cam kết không chất bảo quản và dễ tiêu hóa, Bledina xứng đáng là một phần trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nhỏ.