Websosanh- Theo quy định của luậ giao thông, một trong những điều kiện tiên quyết khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới tham gia giao thông cần phải có bằng (giấy phép) điều khiển phương tiện đó, cụ thể theo Luật giao thông đường bộ, có các loại bằng lái xe sau
Các loại bằng điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Hạng A1 cấp cho: Người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 và người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe môtô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000kg.
5. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
6. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
7. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
8. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
9. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
10. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750kg.
11. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ôtô khách nối toa…
Về thời hạn của giấy phép lái xe:
– Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3: không thời hạn;
– Giấy phép lái xe hạng A4, B1, B2: thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp;
– Giấy phép lái xe hạng C, D, E và các hạng F: thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp.
Theo đó, ví dụ bạn điều khiển một chiếc xe máy Honda Lead (có dung tích xy lanh 125cc) thì bạn buộc phải có bằng lái xe A1 hoặc các bằng cao hơn khác như A2, A3 A4…
Trong lúc đợi được cấp bằng, người dân vẫn được phép điều khiển phương tiện giao thông
Vậy khi đang chờ cấp bằng lái xe có được điều khiển phương tiện giao thông không?
Câu trả lời là tùy theo từng trường hợp:
Trường hợp 1: Khi người lái xe vi phạm luật và tước bằng lái xe tạm thời, đang chờ ngày lấy lại bằng lái
Với trường hợp này, người điều khiển phương tiện vì một lỗi gì đó, bị cơ quan chức năng thu hồi giấy phép một thời gian, thì trong thời gian thu hồi, người này không được điều khiển loại phương tiện này. Còn nếu là vĩnh viễn, thì họ không được quyền điều khiển phương tiện đó nữa.
Do đó, khi bị cơ quan chức năng thu hồi giấy phép, việc điều khiển phương tiện trên đường là không được phép.
Trường hợp 2: Khi người lái xe đã có bằng lái nhưng bị mất, đang chờ cấp lại
Với trường hợp này, người này đã được cấp bằng lái xe, nhưng không may bị mất, và được cơ quan có chức năng xác nhận là đang bị mất giấy phép lái xe. Do đó, người này hoàn toàn được phép điều khiển phương tiện giao thông .
Trường hợp 3: Khi người lái xe đã tham gia thi bằng lái, và chờ ngày lấy bằng lái xe
Đối với trường hợp này, người lái xe đã tham gia khóa học đào tạo điều khiển phương tiện, và đã thi sát hạch, đã đỗ, và đang chờ cấp bằng lái xe từ cơ quan chức năng, khi đó một số trường hợp được cho là người này đã được cấp bằng điều khiển phương tiện, còn có trường hợp thì lại không công nhận họ đã được phép họ được điều khiển phương tiện.
Thông thường, khi di chuyển trên đường, thì những người này vẫn được phép điều khiển phương tiện giao thông như những người đã có bằng lái xe thông thường khác.
Tuy nhiên, khi những người này điều khiển phương tiện giao thông gây ra tai nạn thì có Toà án chấp nhận người này đã được phép lái xe, có Toà án cho rằng họ chưa được phép vì chưa có giấy phép lái xe.
Theo Điều 59 của Luật GTĐB, thì căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. Người được cấp giấy phép lái xe Hạng B2, C, D, E và Hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo và đạt kết quả kỳ thi sát hạch, trúng tuyển mới được cấp giấy phép lái xe đúng hạng.
Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng thì người lái xe phải đi khám sức khoẻ và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe. Giấy phép lái xe có thể bị thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn theo quy định của Chính phủ (Điều 61 của Luật Giao thông đường bộ). Như vậy, về bản chất, giấy phép hoặc bằng lái xe là một văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép một người có đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp người đang chờ cấp bằng lái nhưng đã điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định rõ: tại thời điểm xảy ra thiệt hại, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chưa được cấp giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định, nên họ không được lái xe.
Như vậy có thể kết luận rằng: Khi đang chờ cấp bằng lái xe thì công dân vẫn có quyền điều khiển phương tiện giao thông.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N
Nguồn: Luật giao thông đường bộ