Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát chất độc trên toàn nước Mỹ thì có hơn hai triệu cuộc gọi mỗi năm về vấn đề tiếp xúc với các chất độc. Hầu hết các rủi ro xảy ra trong gia đình và có đến 80% các ca ngộ độc là trẻ em tuổi từ 1 đến 4. Hãy thực hiện theo các hướng dẫn sau của chúng tôi để ngăn chặn ngộ độc tại nhà.
Biện pháp phòng ngừa ngộ độc
– Cài đặt các khoá an toàn/ chốt tránh tác động của trẻ tại các ngăn tủ để hạn chế trẻ đụng vào các chất nguy hiểm. Lưu trữ các chất độc tiềm tàng chẳng hạn như các chất tẩy rửa, thuốc và chất hoá học (thuốc trừ sâu hay chất khô) ngoài tầm tay và tầm nhìn của trẻ – bên trong nhà cũng như ngoài vườn hoặc ở nhà kho. Ngoài ra, bạn cần cất kín các chất nguy hiểm này. Không bao giờ bạn được phép đánh giá thấp khả năng con bạn sẽ leo lên cao để lấy.
Bạn nên cài chốt tủ để tránh bé có thể mở tủ đựng chất nguy hiểm
– Cất trữ các chất độc tiềm tàng này trong hộp ban đầu của nhà sản xuất. Bạn không nên dùng các chai, hộp đựng thức ăn như bình sữa, lon cà phê hoặc các chai soda để đựng thay thế.
– Giữ thực phẩm và các chất độc tiềm tàng riêng biệt nhau, cất và các ngăn tủ khác nhau. Trẻ em có thể nhầm lẫn tên của các sản phẩm mà với chúng nhìn thấy là giống nhau.
– Cất các sản phẩm vào vị trí cũ ngay khi bạn sử dụng. Luôn quan sát và để ý trong tầm mắt các sản phẩm vừa sử dụng và con bạn.
– Vứt bỏ một cách an toàn – dán niêm phong, bỏ vào thùng rác ngoài trời các sản phẩm gia dụng và các loại thuốc cũ, đã không được được sử dụng thường xuyên.
– Không bao giờ trộn các sản phẩm với nhau bởi chúng có thể phản ứng và tạo khói, nổ rất nguy hiểm.
– Hãy chắc chắn là bạn đã đựng thuốc vào hộp kín để tránh trẻ đụng vào. Vitamin và các chất bổ sung cũng nên để tránh xa tầm tay trẻ. Hãy cảnh báo với cả ông bà bởi những người già thường sử dụng thuốc điều trị khớp nên cần trẻ phải tránh xa. Đặc biệt là người già cũng dễ quên đóng hộp thuốc này.
Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em
– Bạn nên đặt cây cảnh ở một vị trí an toàn vì một số cây có thể gây ngộ độc.
Tìm hiểu các dấu hiệu khi bị trúng độc ở trẻ, có thể bao gồm:
– Khó thở
– Khó nói
– Chóng mặt
– Bất tỉnh
– Miệng sủi bọt hoặc bốc khói
– Chuột rút
– Buồn nôn
– Nôn
Nếu bạn thấy một ai đó bị các dấu hiệu ngộ độc như trên, hãy gọi ngay Trung tâm Kiểm soát chất độc tại địa phương để nhận được các hướng dẫn xử lý cần thiết. Bạn nên cung cấp ngay các thông tin khi gọi như:
– Tình trạng của bệnh nhân
– Tên sản phẩm đã dùng và các thành phần
– Lượng sản phẩm đã dùng
– Tên và số điện thoại của bạn
– Tuổi của nạn nhân
– Cân nặng của nạn nhân
Biện pháp xử lý khi trúng độc
Nếu nạn nhân đã nuốt phải một chất gì đó cực độc thì bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức, đồng thời nhờ người gọi đến Trung tâm Kiểm soát Chất độc. Một số biện pháp xử lý tạm thời:
– Nếu chất độc tiếp xúc vào da, rửa ngay bằng xà phòng và nước ấm trong 10-30 phút
– Nếu có các vết phồng rộp, bạn nên đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay lập tức
– Nếu chất độc dính vào mắt, rửa mắt liên tục với nước ấm trong 10 phút.
– Nếu nạn nhân hít phải chất độc thì phải kéo nạn nhân ra nơi có không khí trong lành.
– Nếu nạn nhân ngừng thở, hoặc tim ngừng đập, thực hiện hô hấp nhân tạo vào gọi cấp cứu ngay lập tức
– Nếu nạn nhân bất tỉnh hoặc thở khó khăn, cần gọi cấp cứu ngay.
Chú ý: Viện Khoa học Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, không nên sử dụng siro IPECA để kích thích gây nôn ở trẻ nhỏ khi chúng nuốt phải chất độc.
Minh Hường
(Theo WebMD)
Websosanh.vn -Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam