Hộp mực không được làm sạch
Máy in bị đen mép giấy là một lỗi khá thường gặp đối với người sử dụng máy in lâu năm và thường xuyên, nguyên nhân chính của tình trạng này là do người dùng không vệ sinh hộp mực sạch sẽ và để lắng đọc các lớp cặn mực trong suốt thời gian sử dụng khiến máy in những vệt đen dọc/ ngang làm hỏng bản in khiến tiêu tốn thời gian và chi phí giấy in.
Nếu phát hiện máy in bị đen mép giấy do hộp mực lâu ngày không được vệ sinh, bạn có thể khắc phục bằng cách tháo hộp mực hoặc Catridge máy in để có thể tự vệ sinh, đổ lớp cặn mực đi và thay mực mới vào.
2. Gạt mực bị hỏng
Gạt mực cũng là một bộ phận cần kiểm tra nếu bản in có vấn đề kẻ sọc đen mép giấy, gạt mực bị hỏng có thể khiến bản in bị đen mép giấy lề trái hoặc lề phải. Bạn muốn tìm và thay thế gạt mực thì cần tháo hộp mực ra khỏi máy in. Gạt mực in có công dụng gạt mực in thừa bám trên bản in do vậy nếu gạt mực bị hỏng sẽ khiến mực thừa bị bám vào giấy làm đen mép giấy.
Cách tốt nhất để bạn có thể khắc phục trong trường hợp này là thay gạt mực mới.
3. Hỏng Drum (trống mực)
Drum là bộ phận vô cùng quan trọng giúp chuyển đổi hình ảnh. Nó còn có một tên gọi khác trong máy in là trống từ, bởi nó sử dụng từ để chuyển đổi các ký tự, hình ảnh sang giấy in.
Trống mực là bộ phận quan trọng nhất của máy in và cũng là bộ phận cần độ chính xác cao, chất liệu tốt để có thể hoạt động bền bỉ và hiệu suất cao. Nếu máy in bị đen mép giấy có thể trống in đã bị hỏng do bị mòn hoặc bị trầy xước do bảo quản không đúng cách.
Để hạn chế việc thay thế trống máy in, bạn nên bảo quản, bảo dưỡng tốt trống máy in. Nếu trống máy in bị xước, hỏng, hao mòn đi bạn cần thay trống mới.
Khi thay trống mới, bạn nên thay luôn thanh gạt mực để đảm bảo trống mới không bị xước do thanh gạt cũ. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo xử lý tốt lỗi máy in bị đen mép giấy.
Như vậy đối với máy in bị sọc đen mép giấy, bạn có thể khắc phục bằng cách thay trống, thay gạt mực và thường xuyên vệ sinh hộp mực để các dòng máy in laser , máy in đen trắng vận hành tốt nhất.