Tin tức về Máy phát điện
Máy phát điện
Thông tin về Công nghiệp - Xây dựng, Dụng cụ điện, Máy phát điện
Máy phát điện là một trong những thiết bị khá phổ biến tại nhiều gia đình. Nguyên nhân là vào mùa hè, do nhu cầu sử dụng điện lớn dẫn tới tình trạng thiếu điện, do đó tình trạng cắt điện luân phiên khá phổ biến, đặc biệt là tại vùng núi, nông thôn. Và để đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết bị điện trong gia đình (quạt điện, đèn chiếu sáng, tivi...) các dòng máy phát điện là phương án được nhiều gia đình lựa chọn.
Hãy cùng Websosanh tìm hiểu về loại thiết bị đặc biệt này:
I. Máy phát điện là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao?
Từ năm 1831, chiếc máy phát điện đầu tiên được sáng chế bởi nhà khoa học Anh Michael Faraday. Máy phát điện được chế tạo để biến cơ năng (có thể là tua bin nước, tua bin hơi, tua bin gió, động cơ đốt trong hoặc các cơ năng khác) và biến đổi thành điện năng.
Cấu tạo của máy phát điện
Dưới đây là cấu tạo cơ bản của một chiếc máy phát điện đặc trưng:
Trong đó:
1. Động cơ
Là nguồn cung cấp năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Các nguồn nguyên liệu phổ biến để vận hành động cơ gồm có dầu Diesel, xăng, Propan (cả 2 dạng lỏng và khí) và khí thiên nhiên. Những động cơ chạy bằng xăng thường sẽ có kích thước nhỏ, trong khi đó động cơ chạy bằng nguyên liệu Propan, Diesel hay khí thiên nhiên có kích thước lớn hơn. Ngoài ra còn một loại máy phát điện vận hàng bằng nguyên liệu kép là khí đốt và Diesel.
2. Đầu phát
Phần cấu tạo của đầu phát đăc trưng như sau:
Gồm bộ phận tĩnh và bộ phận quay với chức năng tạo ra điện từ các nguyên liệu cơ học cung cấp. 2 bộ phận này làm việc nhịp nhàng với nhau để tạo ra chuyển động tương đối giữa điện và từ, nhờ vậy dòng điện được tạo ra.
Stator/Phần tĩnh/Bộ phận cảm: Đúng với tên gọi, Stator là thành phần không thể chuyển động (phần tĩnh), có cấu tạo gồm một tập hợp các dây dẫn điện quấn lại tạo thành dạng cuộn trên một hình trụ rỗng lõi.
Rotor/Phần quay/Bộ phận ứng: ngược với stator, rotor lại là bộ phận có thể chuyển động để tạo ra từ trường.
Ngoài ra, phần đầu phát có thể có cấu tạo khác nhau giữa máy phát điện 1 chiều và máy phát điện xoay chiều 3 pha để phù hợp với mục đích sử dụng điện của máy phát điện
3. Hệ thống nhiên liệu
Giữ vai trò chủ chốt giúp máy phát điện hoạt động, bao gồm bình nhiên liệu và các bộ phận: ống thông gió, bơm nhiên liệu, ống nối từ bình chứa nhiên liệu đến động cơ của máy, kết nối chống tràn từ bình chứa nhiên liệu ra ngoài, bình lọc nhiên liệu, kim phun nhiên liệu.
4. Ổn áp
Là bộ phận có khả năng quy định điện áp đầu ra của máy phát điện.
5. Hệ thống làm mát
Có tác dụng thông gió và thu hồi nhiệt mà máy sản sinh ra trong quá trình hoạt động. Cần chú ý lạm dụng hệ thống làm mát trong thời gian dài có thể làm nóng sang các bộ phận khác của máy phát điện.
6. Hệ thống xả
Có vai trò xử lý khí thải thoát ra ngoài trong khi máy hoạt động. Chất liệu làm ống xả thường là thép, gang hoặc sắt rèn. Bằng một kết nối linh động ống xả sẽ được gắn với động cơ có khả năng giảm rung và ngăn ngừa những thiệt hại có thể xảy ra cho hệ thống xả của máy.
II Có những loại máy phát điện nào trên thị trường hiện nay?
Hiện nay, các nhà sản xuất đưa tới thị trường khá nhiều các dòng máy phát điện khác nhau nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu từ phía người sử dụng. Và chúng ta có thể phân chia ra các loại máy phát điện khác nhau dựa theo những tiêu chí khác nhau, cụ thể:
1. Các loại máy phát điện phân chia theo nguồn năng lượng
- Máy phát điện chạy dầu diesel
- Máy phát điện chạy xăng
- Máy phát điện chạy gas
Trong đó, máy phát điện diesel là loại phổ biến nhất bởi mức giá rẻ, tuy nhiên nhược điểm của nó là cồng kềnh, đồng thời thải ra khí gây khó chịu cho người sử dụng.
2. Các loại máy phát điện phân chia theo mục đích sử dụng
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà máy phát điện được phân chia thành các dòng như sau:
- Máy phát điện gia đình: giúp cung cấp điện sinh hoạt tại nhà phòng khi mất điện
- Máy phát điện công nghiệp: nguồn điện cần thiết để đảm bảo mọi họat động kinh doanh, sản xuất được diễn ra liên tục; tránh gây thiệt hại đến kinh tế
- Máy phát điện xách tay: là loại máy phát điện có công năng nhỏ, có thể xách đi đến những địa điểm khác nhau, phục vụ cho những mục đích dùng điện quy mô nhỏ...
Tùy mục đích sử dụng cũng như túi tiền mà người dùng cân nhắc để lựa chọn cho mình loại máy phát điện phù hợp nhất.
III Kinh nghiệm mua máy phát điện tốt nhất
Để mua được loại máy phát điện tốt nhất cho nhu cầu, người sử dụng cần chú ý tới các vấn đề sau:
- Chọn công suất máy pahts điện cho phù hợp
Đối với nhu cầu chỉ để thắp sáng, chạy quạt hoặc tivi trong gia đình thì bạn chỉ cần chọn máy phát điện công suất từ dưới 4kW. Còn nếu muốn sử dụng thêm các thiết bị như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt...thì cần chọn máy phát điện từ 5kW tùy số lượng thiết bị sử dụng.
- Chọn thương hiệu máy phát điện tốt
Riêng đối với máy phát điện, các gia đình không nên tiếc tiền mà mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bạn nên chọn các thương hiệu máy phát nổi tiếng như Honda, Hyundai, Total...
Ngoài ra, nơi bán uy tín cũng là điều mà người dùng cân quan tâm, bởi nếu có một nơi bán uy tín, bạn sẽ yên tâm khi sử dụng hơn và không bị "tiền mất tật mang".