10 điểm khác biệt cơ bản giữa máy ảnh không gương lật (CSC) và máy ảnh DSLR (phần 2)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Tiếp nối phần 1, ở phần 2 này bạn sẽ biết được 5 điểm khác biệt còn lại giữa dòng máy ảnh CSC/không gương lật và dòng máy ảnh DSLR.

Video

• DSLR: Phổ biến đối với “dân chuyên” hơn, nhưng chỉ vì dòng máy DSLR được trang bị tính năng quay video 4K trước

• CSC: Tính năng video 4K đang trở nên phổ biến hơn với dòng CSC cùng với khả năng tự động lấy nét live view tốt hơn. Dòng máy CSC có tiềm năng hơn

Đa số các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường quay video bằng máy ảnh DSLR, nhưng đó là đối với thị trường máy ảnh chuyên nghiệp chứ không phải là thị trường máy ảnh nói chung. Dòng DSLR là dòng máy ảnh đầu tiên mang đến khả năng quay video HD và full HD một cách chuyên nghiệp, cùng với hàng loạt các loại ống kính khác nhau cùng các phụ kiện rất đa dạng, và dân chuyên thường ưa thích dòng máy vì chúng có thể hỗ trợ cho công việc của họ một cách lâu dài và ổn định.

Nhưng đó là trong quá khứ rồi. Ngành nhiếp ảnh đang được đánh thức bởi hàng loạt tiềm năng mà công nghệ máy ảnh không gương lật mang lại, bao gồm khả năng quay video 4K (hiện vẫn chưa xuất hiện trong dòng máy ảnh DSLR phổ thông), tính năng lấy nét live view hiệu quả hơn, xử lý dữ liệu với tốc độ cao hơn và hiệu quả hơn. Ví dụ, chiếc Panasonic GH4 đã tạo dấu ấn mạnh mẽ đối với dòng máy ảnh lai chụp ảnh/quay phim nhờ có khả năng thực hiện cả hai vai trò rất tốt thay vì chỉ là một chiếc máy chụp ảnh được biến đổi để có thể quay phim.

Tính năng

• DSLR: Thậm chí cả các máy ảnh entry-level cũng được trang bị đầy đủ hệ thống điều khiển bằng tay và DSLR là những chiếc máy ảnh siêu mạnh mẽ

• CSC: Dòng CSC “ngang ngửa” dòng máy DSLR về tính năng và đôi khi còn vượt trội hơn một chút

Về mặt tính năng và hệ thống điều khiển, DSLR và CSC gần như “bất phân thắng bại”. 2 dòng máy ảnh này đều có hệ thống điều chỉnh phơi sáng và lấy nét bằng tay và đều chụp được cả ảnh Raw và JPEG. Với bất cứ phân khúc máy nào (từ sơ cấp đến bán chuyên hay dòng máy chuyên nghiệp), cách bố trí hệ thống điều khiển và khả năng chụp ảnh của dòng máy CSC và DSLR đều tương tự nhau. Các máy ảnh DSLR sơ cấp thường “giấu” khả năng điều khiển bằng tay bằng nhiều tính năng tự động, và dòng máy CSC cũng không khác gì nhiều.

Tuy nhiên hãy rằng tất cả các máy DSLR đều có kính ngắm nhưng các máy CSC giá rẻ thì lại không có kính ngắm.

Chất lượng hình ảnh

• DSLR: Các máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến APS-C hoặc full frame chất lượng tốt nhất và hiện đại nhất

• CSC: Chúng cũng sử dụng loại cảm biến tương tự như DSLR nhưng chúng có định dạng nhỏ hơn vì dòng CSC có kích thước nhỏ hơn dòng DSLR

Bạn chẳng có gì phải “lăn tăn” ở đây cả. Hiện nay, độ phân giải cao nhất của dòng DSLR thuộc về chiếc Canon EOS 5Ds 50 Mp nhưng dòng CSC cũng không bị “bỏ xa” quá nhiều, chiếc Sony A7R II – “siêu sao” của dòng CSC – cũng có độ phân giải 42.5 Mp.

Nhưng độ phân giải chưa phải là tất cả, yếu tố cần quan tâm nhất trong chất lượng hình ảnh chính là kích thước cảm biến. Cảm biến full frame là loại cảm biến lớn nhất và có chất lượng tốt nhất, tuy nhiên cảm biến APS-C cũng khá tốt và giá lại rẻ hơn. Và cả dòng DSLR và CSC đều sử dụng 2 loại cảm biến này.

Tuy nhiên, thị trường máy ảnh CSC cũng cung cấp các loại cảm biến định dạng nhỏ hơn. Cảm biến định dạng Micro Four Thirds sử dụng trong máy ảnh Panasonic và Olympus có kích thước nhỏ hơn cảm biến APS-C , vậy nên máy ảnh và ống kính của các hãng này cũng có kích thước nhỏ. Nikon sử dụng cảm biến 1 inch cho chuỗi máy ảnh Nikon 1 của họ nhưng kích thước cảm biến này vẫn quá nhỏ, chưa thể thu hút được sự quan tâm của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Nói chung, dòng DSLR không hẳn giành lợi thế về mặt chất lượng hình ảnh bởi vì dòng CSC cũng có nhiều máy ảnh sở hữu kích thước tương tự.

Tuổi thọ pin

• DSLR: Trung bình từ 600-800 shot hình, một số máy có tuôi thọ pin khủng” hơn 1000 shot hình cho một lần sạc

• CSC: Tuổi thọ pin trung bình thấp hơn dòng DSLR một chút, thường nằm trong khoảng 300-400 shot hình. Bạn cần phải tiết kiệm pin khi sử dụng

So sánh tuổi thọ pin chẳng phải là một chủ đề thú vị nhưng việc này khá quan trọng bởi vì chúng cho thấy sự khác biệt lớn của 2 dòng máy ảnh. Ví dụ như chiếc DSLR Nikon D7200, mỗi lần sạc nó có thể chụp tối đa 1100 shot hình trong khi chiếc CSC Fuji X-T1 (ngang tầm với Nikon D7200 về mặt lý thuyết) chỉ chụp được 350 shot hình trước khi pin cạn.

Hẳn bạn sẽ thấy khó hiểu bởi vì pin của các máy DSLR đôi khi lớn hơn và việc lật gương lên và xuống mỗi lần chụp ảnh sẽ tiêu tốn nhiều pin hơn và màn hình LCD cũng được sử dụng rất nhiều.

Điều này thực sự khó lý giải nhưng có một sự thật không thể chối cãi: đây thực sự là lợi thế ‘khủng” của dòng DSLR.

Giá

• DSLR: Một chiếc DSLR giá rẻ sẽ mang đến cho bạn nhiều thứ hơn mộ chiếc CSC giá rẻ

• CSC: Các máy CSC giá rẻ không có kính ngắm, nếu muốn kính ngắm bạn phải “đầu tư” nhiều hơn

Bạn hẳn sẽ hi vọng thiết kế đơn giản hơn của các máy ảnh CSC sẽ giúp giảm giá của chúng xuống nhưng điều đó không đúng trong trường hợp này. Nếu bạn muốn một chiếc máy ảnh phù hợp, sở hữu đầy đủ tính năng cần thiết nhưng lại có mức giá “hời” nhất thì một chiếc DSLR là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Ví dụ, chiếc DSLR Nikon D3300 24 Mp sở hữu cảm biến APS-C tốt nhất trên thị trường hiện nay, kính ngắm quang học, hệ thống điều khiển bằng tay ấn tượng và tuổi thọ pin 700 shot hình. Các đối thủ CSC ngang tầm với Nikon D3300 không có được độ phân giải hoặc tuổi thọ pin như nó và chúng cũng không có kính ngắm.

Trên thực tế, chiếc CSC rẻ nhất có kính ngắm tính đến thời điểm này là chiếc Olympus OM-D E-M10, giá của nó đắt hơn chiếc Nikon D3300 30% và đó là mức giá đã giảm do vị trí của nó trên thị trường đã không còn được như trước.

Tuy nhiên, khi bạn bước chân vào thế giới của các nhiếp ảnh gia tầm trung và chuyên nghiệp thì sự khác biệt xa vời vợi đó sẽ biến mất bởi vì dù bạn bỏ ra bao nhiêu tiền thì những chiếc máy ảnh cũng có các tính năng, hiệu suất làm việc và công suất tương đương nhau mà thôi.

Tổng kết

• DSLR: Chắc chắn, chất lượng tốt, các máy ảnh DSLR sở hữu hệ thống điều khiển cổ điển và chất lượng hình ảnh hàng”top”

• CSC: Nhỏ gọn hơn, tối tân hơn về mặt kỹ thuật và có tiềm năng là tương lai của ngành nhiếp ảnh.

Những khác biệt về kỹ thuật giữa dòng máy DSLR và CSC không phải là điều duy nhất mà bạn cần phải cân nhắc và thậm chí đó cũng không phải là điều quan trọng nhất. Yếu tố duy nhất giúp bạn quyết định xem mua DSLR hay CSC chính là việc bạn cầm máy lên và dùng thử, bạn cần cảm nhận xem dòng máy nào hợp với bạn hơn. Có thể bạn sẽ thích kích thước lớn, sự chắc chắn và kính ngắm quang học của dòng DSLR hơn, hoặc bạn sẽ hài lòng hơn với kích thước thân nhỏ nhắn cùng với cảm giác chính xác hơn của dòng máy không gương lật.

Đối với người mới vào nghề và những người có điều kiện kinh tế hạn hẹp, một chiếc máy DSLR giá rẻ sẽ mang lại nhiều tiện ích hơn là một chiếc CSC giá rẻ. Khi mức giá càng tăng lên thì khoảng cách càng thu hẹp lại, dù vẫn có nhiều người thích dòng máy DSLR, danh tiếng của nó tại thị trường máy ảnh càng ngày càng nhạt nhòa.

Hồng Ngọc

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Máy ảnh cơ là gì? So sánh máy ảnh cơ và máy ảnh số

Máy ảnh cơ là gì? So sánh máy ảnh cơ và máy ảnh số

Với những người chưa rành về máy ảnh thì khái niệm máy ảnh cơ, máy ảnh số vẫn còn khá mù mờ. Vậy nên Websosanh sẽ giải đáp giúp bạn máy ảnh cơ là gì, và sự khác nhau giữa máy ảnh cơ, máy ảnh số là gì. Cùng theo dõi nhé.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!