Rụng tóc
Một vài tuần sau khi sinh, bạn có thể bắt đầu mất đi một lượng lớn tóc. Những người trung bình mất 100 sợi tóc mỗi ngày, nhưng trong quá trình mang thai, bạn sẽ rụng nhiều tóc hơn do những kích thích tố gây xáo trộn. Cơ thể bạn sẽ có những biến đối và bị mất tóc thêm trong sáu tháng đầu sau khi sinh. Bạn đừng nên lo lắng vì tóc bạn sẽ sớm trở lại chu kỳ phát triển bình thường của nó.
Biến đổi làn da
Khu vực da bị vết cháy nắng với màu thâm xung quanh vùng da mắt sẽ bắt đầu mờ dần. Những phụ nữ bị mụn trứng cá nặng trong thai kỳ thì dần dần da sẽ sáng là láng mịn hơn. Tuy nhiên, một số người lại bị nổi mẩn đỏ quanh miệng và cằm hoặc bị da khô.
Biến đổi ở ngực
Ngực của bạn có lẽ sẽ trở thành đỏ ửng, sưng, đau và căng sữa với sữa cho một hoặc hai ngày sau khi sinh. Một khi sưng này đi xuống, trong khoảng 3-4 ngày (hoặc cho đến khi bạn ngừng cho con bú), ngực của bạn sẽ có thể được bắt đầu chảy xệ như là kết quả của da kéo dài. Bạn cũng có thể trải nghiệm rò rỉ sữa trong vài tuần, cả khi bạn không cho con bú.
Thay đổi ở bụng
Sau khi sinh vài ngày tử cung của bạn vẫn còn căng cứng và tròn. Trong khoảng sáu tuần, tủ cung sẽ nặng chỉ khoảng 3 kg và sẽ không còn được cảm nhận thấy bằng cách chạm tay vào bụng nữa. Những vết rạn da không dễ mất đi trong thời gian ngắn và thường có màu đỏ hồng trong và ngay sau khi mang thai. Ngoài ra, ngay cả những bà mẹ khỏe mạnh nhất cũng sẽ trải qua cảm giác yếu ớt mệt mỏi sau khi sinh. Một số tư thế yoga nhất định và các bài tập bụng khác có thể giúp bụng phẳng trở lại như trước khi sinh con.
Những cơn đau lưng
Sau sinh các bà mẹ vẫn cảm thấy đau lưng vì cơ thể cần thời gian để cơ bụng bị kéo căng trong quá trình mang thai được hồi lại và trở nên khỏe mạnh hơn. Các bà mẹ trẻ cũng có thể cảm thấy đau lưng do giữ sai tư thế trong khi mang thai. Nói chung, những vấn đề về đau lưng sẽ không xác định được nguyên nhân rõ ràng trong sáu tuần đầu tiên sau khi sinh.
Đi tiểu không kiểm soát
Không còn mang em bé trong bụng sẽ khiến bạn giảm bớt tần suất đi tiểu, tuy nhiên áp lực lên niệu đạo khi chuyển dạ có thể khiến việc đi tiểu sau khi sinh trở nên khó khăn. Các bà mẹ trẻ có thể cũng mắc phải chứng đi tiểu không kiểm soát hoặc viêm nhiễm vùng tiết niệu, điều này có thể gây nên cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Táo bón
Nếu bạn bị táo bón trong thời kì mang thai, bạn có thể gặp phải vấn đề này sau khi sinh con. Việc cắt tầng sinh môn hoặc cắt trĩ có thể khiến chuyển động của ruột gây ra những cơn đau tức khó chịu. Một chế độ ăn uống với nhiều chất xơ và uống nhiều nước, sữa, trái cây sẽ giúp giảm bớt cơn đau.
Đau âm đạo
Nếu bạn có phẫu thuật cắt tầng sinh môn thì cần sử dụng túi lạnh để giảm bớt sự khó chịu, và sản dịch sẽ chấm dứt sau khoảng vài tuần. Bạn sẽ có lại chu kỳ kinh nguyệt sau khoảng 7 -9 tuần sau khi sinh, nếu cho con bú thì có thể chu kì đến muộn hơn khoảng vài tháng sau.
Chân và tĩnh mạch bị giãn, sưng
Tình trạng Sưng và bọng chân mà bạn có thể đã trải qua trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm rất nhanh chóng sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên, một số phụ nữ bắt đầu trải qua sự suy yếu vùng chân sau đẻ. Nếu điều này xảy ra với bạn, đi bộ có thể giúp cải thiện tình hình.
Đổ mồ hôi
Bạn có thể sẽ nhận thấy mình hay vã nhiều mồ hôi khi ngủ vào ban đêm mặc dù không cảm thấy nóng, điều này là do cơ thể cần tiết ra các chất lỏng tích lũy trong quá trình mang thai. Bạn nên giảm nguy cơ bị sốt, ốm bằng việc dùng quần áo thấm mồ hôi và tránh dùng quạt trong thời gian dài.
Một số bà mẹ nói rằng họ cảm thấy tràn đầy năng lượng sau khi sinh con thậm chí là cảm thấy nhiều năng lượng hơn trước khi mang thai. Trên thực tế, một người phụ nữ có khả năng tăng nhiều năng lượng lên tới 20% trong 6 tuần đâu sau khi sinh. Những phụ nữ khác thì nói rằng họ cảm thấy kiệt sức sau khi sinh và tăng cân dư thừa khiến họ cảm thấy chậm chạp và tâm trạng thất thường.
Hồng Hạnh
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam