1. So sánh máy lạnh Panasonic và Hitachi: Xuất xứ, nguồn gốc
+ Điều hòa Panasonic: Điều hòa Panasonic của Nhật Bản được thành lập vào tháng 11 năm 1996. Các sản phẩm điều hòa của hãng Panasonic có mặt tại Việt Nam từ năm 2000. Điều hòa Panasonic đang giữ vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam.
+ Điều hòa Hitachi: Điều hòa Hitachi cũng của Nhật Bản nhưng được thành lập sớm hơn, từ năm 1910. Năm 1994, các sản phẩm điều hòa của hãng Hitachi đã có mặt ở Việt Nam. Tuy nhiên về mức độ phổ biến thì điều hòa Hitachi lại không bằng điều hòa Panasonic.
2. So sánh máy lạnh Panasonic và Hitachi: Kiểu dáng, thiết kế
+ Điều hòa Panasonic: Kiểu dáng truyền thống nhưng rất tinh tế, sang trọng và đẳng cấp.
+ Điều hòa Hitachi: Thiết kế khá hiện đại, phù hợp với nhiều không gian khác nhau.
3. So sánh điều hòa Panasonic và Hitachi: Mẫu mã, công suất
+ Điều hòa Panasonic: Điều hòa Panasonic đa dạng về mẫu mã gồm: Điều hòa treo tường; âm trần; trung tâm, multi; điều hòa cây. Công suất đa dạng từ 1HP, 1.5HP, 2HP, 2.5HP, 3HP, 4HP, 5HP…
+ Điều hòa Hitachi: Cung cấp các dòng máy điều hòa treo tường, âm trần, multi và hệ thống, nhưng chủ đạo vẫn là điều hòa treo tường.
4. So sánh máy lạnh Panasonic và Hitachi: Khả năng làm lạnh
+ Điều hòa Panasonic: Điều hòa Panasonic được đánh giá cao về khả năng làm lạnh nhờ được tích hợp công nghệ làm lạnh nhanh iAuto-X giúp làm lạnh nhanh hơn 35%. Khả năng làm lạnh đồng đều nhờ cánh quạt tản nhiệt đa chiều. Chế độ làm lạnh tự động AutoComfort và Econavi cảm ứng thông minh từ đó tự động điều chỉnh nhiệt độ trong phòng phù hợp.
+ Điều hòa Hitachi: Điều hòa Hitachi có khả năng làm lạnh nhanh khá tốt cùng khả năng làm lạnh sâu. Khu vực làm lạnh rộng với hệ thống quạt tản gió đa hướng, và kết cấu làm lạnh đặc biệt. Vì vậy điều hòa Hitachi làm mát ở không gian rộng khá tốt.
5. So sánh máy lạnh Panasonic và Hitachi: Khả năng lọc không khí
+ Điều hòa Panasonic: Được tích hợp hai công nghệ lọc không khí độc quyền là công nghệ nanoe™ X và Nanoe-G.
+ Điều hòa Hitachi: Công nghệ UV Fresh, lưới lọc Nano Titanium Wasabi, lưới lọc Nano Titanium bằng thép không gỉ, quạt dàn lạnh kháng khuẩn… cho khả năng lọc không khí vượt trội.
6. So sánh điều hòa Panasonic và Hitachi: Hiệu quả tiết kiệm điện
+ Điều hòa Panasonic: Điều hòa Panasonic có khả năng tiết kiệm điện vượt trội tới 60% vì có công nghệ Inverter và chế độ ECO tích hợp AI.
+ Điều hòa Hitachi: Tiết kiệm điện tới 40% với công nghệ Inverter; cảm biến Scene Camera; hệ thống Smart vector system.
7. So sánh máy lạnh Panasonic và Hitachi: Khả năng vận hành êm ái
+ Điều hòa Panasonic: Vận hành rất êm ái, gần như không phát ra tiếng động trong quá trình hoạt động.
+ Điều hòa Hitachi: Khá êm ái nhưng vẫn ồn hơn so với điều hòa Panasonic.
8. So sánh điều hòa Panasonic và Hitachi: Độ bền
+ Điều hòa Panasonic: Độ bền cao, nhưng sau một thời gian dài sử dụng vẫn có thể xuất hiện nhiều lỗi vặt.
+ Điều hòa Hitachi: Độ bền cao, ít hư hỏng, tuổi thọ máy dài, ít lỗi vặt.
9. So sánh máy lạnh Panasonic và Hitachi: Mức giá
+ Điều hòa Panasonic: Khoảng từ 8 triệu đồng trở lên.
+ Điều hòa Hitachi: Khoảng từ 7 triệu đồng trở lên.
10. So sánh máy lạnh Panasonic và Hitachi: Bảo hành
+ Điều hòa Panasonic: Điều hòa dân dụng được bảo hành 1 năm, máy nén 7 năm; điều hòa thương mại: bảo hành 1 năm, máy nén 5 năm.
+ Điều hòa Hitachi: Bảo hành toàn máy 2 năm, máy nén 5 năm.
Nên mua điều hòa Panasonic hay Hitachi?
Việc nên mua điều hòa Panasonic hay Hitachi còn phụ thuộc vào nhu cầu và các tiêu chí của người dùng. Tuy nhiên, nhìn vào bảng so sánh có thể thấy:
+ Điều hòa Panasonic có sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại hơn Hitachi. Vì vậy khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm khi chọn điều hòa Panasonic.
+ Nếu bạn muốn lựa chọn một chiếc điều hòa có chỉ số độ ồn thấp thì điều hòa Panasonic sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bạn.
+ Tuy nhiên, giá thành của điều hòa Panasonic cao hơn so với điều hòa Hitachi. Dô đó, nếu khả năng tài chính còn hạn chế thì bạn nên lựa chọn điều hòa Hitachi.
Trên đây là so sánh máy lạnh Panasonic và Hitachi, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được chiếc máy điều hòa phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của mình.