FM là công nghệ sóng không dây đầu tiên được ứng dụng trong máy trợ giảng. Với công nghệ này người dùng lần đầu tiên có thể sử dụng máy trợ giảng để thu phát âm thanh mà không cần luôn phải đeo loa bên người như máy trợ giảng có dây. Thị trường máy trợ giảng thời điểm đó cho ra đời nhiều sản phẩm sử dụng công nghệ không dây FM đáp ứng nhu cầu mới của người dùng.
Tuy nhiên, sau một thời gian trải nghiệm nhiều phản hồi từ khách hàng cho thấy có nhiều vấn đề gặp phải làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Hiện nay vẫn có nhiều máy trợ giảng không dây FM được bán, để giúp bạn có nhiều thông tin hơn trong quá trình lựa chọn máy trợ giảng, dưới đây sẽ là 3 nhược điểm phổ biến của công nghệ không dây FM trong máy trợ giảng:
1. Máy trợ giảng không dây FM bị trùng tần số
Máy trợ giảng băng tần FM thì sẽ kết nối Mic và loa qua tần số 87.5Mhz với khoảng cách bắt sóng ngắn chỉ từ 10 – 15m. Công nghệ này không có sự nhận từng cặp micro và loa riêng biệt nên dễ bị lẫn sóng, trùng sóng khi nhiều máy trợ giảng đặt ở các vị trí có khoảng cách gần nhau, âm thanh nhận có thể phát nhầm loa gây ảnh hưởng hiệu quả công việc.
Với công nghệ FM máy trợ giảng có khoảng cách bắt sóng ngắn sẽ hạn chế khả năng thu phát, âm thanh phát loa không được ổn định, rõ ràng, người nghe sẽ tiếp nhận thông tin không được tốt. Các thầy cô sẽ bị hạn chế di chuyển trong quá trình giảng dạy.
2. Thời lượng pin ngắn
Mặc dù các máy trợ giảng công nghệ không dây FM ít tiêu hao năng lượng pin do khoảng cách bắt sóng ngắn, kết nối sóng gần. Tuy nhiên các máy trợ giảng sử dụng công nghệ FM chưa được chú trọng về thời lượng pin nên dung lượng pin của micro và loa phát thường nhỏ, các thầy cô nếu có nhu cầu sử dụng nhiều có thể năng lượng pin không đáp ứng đủ.
Pin micro không dây thường sử dụng thường ngắn từ 3 – 4h, có thể làm gián đoạn bài giảng của các thầy cô. Chính vì vậy giải pháp các hãng thường đưa ra đó là đi kèm bộ sản phẩm ngoài 1 micro không dây thì có 1 micro có dây để thay thế khi micro không dây hết pin.
3. Sóng máy trợ giảng không dây FM bị ảnh hưởng do thời tiết
Các máy trợ giảng sử dụng sóng FM (tương tự như sóng của đài FM) nên chất lượng truyền phát âm thanh sẽ bị ảnh hưởng của thời tiết. Khi thời tiết xấu, mưa gió, độ ẩm cao thì sóng FM sẽ kém. Kéo theo đó là máy và micro kết nối chập chờn sóng không ổn định dẫn tới âm thanh không rõ ràng lúc được lúc không.
Những ảnh hưởng của thời tiết làm cho thầy cô không thể dùng máy dạy được nữa, thầy cô phải cố gắng nói to thì ảnh hưởng đến họng, thanh quản, nếu dừng lại thì gây ảnh hưởng tới chất lượng tiết học.
Kết luận
Nhận được những phải hồi của khách hàng về các máy trợ giảng ứng dụng công nghệ không dây FM, hiện nay có rất nhiều sản phẩm ứng dụng các công nghệ không dây hiện đại hơn như UHF, CDMA,… khắc phục những nhược điểm đó của công nghệ FM. Đa số các sản phẩm máy trợ giảng hiện nay sử dụng những công nghệ công dây hiện đại hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng, mang lại cảm giác an tâm, thoải mái hơn.
Trên đây là 3 nhược điểm lớn nhất của máy trợ giảng sử dụng công nghệ không dây FM có thể nhiều người tiêu dùng vẫn chưa biết. Nếu có nhu cầu mua máy trợ giảng không dây, bạn không nên chọn công nghệ FM nữa, để có thể đảm bảo chất lượng âm thanh được tốt nhất mang lại hiệu quả công việc cao nhất. Websosanh.vn hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn, chúc bạn có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp nhất cho nhu cầu máy trợ giảng không dây của mình.