3 sai lầm bố mẹ tuyệt đối nên tránh khi nuôi dạy trẻ

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nuôi dạy trẻ làm sao để trẻ lớn lên khỏe mạnh và trở thành một người có ích không phải là nhiệm vụ dễ dàng đối với bất cứ ông bố bà mẹ nào. 3 sai lầm sau đây bố mẹ tuyệt đối nên tránh khi nuôi dạy trẻ nhé!

Thưởng, thưởng và thưởng…

Hầu hết bố mẹ nào cũng đều dùng phần thưởng để khuyến khích động viên con hoặc là “mua chuộc” con làm điều gì đó. Tất nhiên, việc thưởng cho con là điều không thể thiếu nhưng nếu lạm dụng quá, nó sẽ phản tác dụng.

Đầu tiên, thưởng làm trẻ lúc nào cũng có tâm lý “làm tốt việc gì đó để được thưởng”. Một khi đã có tư tưởng này, trẻ sẽ luôn phụ thuộc vào phần thưởng của bố mẹ để cố gắng chứ không còn là làm việc hết sức mình nữa. Ví dụ như nếu bố mẹ thường thưởng cho trẻ vào những lúc trẻ được điểm 9, 10 thì sau này trẻ sẽ chỉ cố gắng để đạt điểm 9, 10 vì phần thưởng chứ không phải đạt điểm để chứng tỏ mình là học sinh giỏi.

Thứ hai, khi đặt ra phần thưởng, thường phần thưởng sau sẽ phải lớn hơn phần thưởng trước hoặc phần thưởng đó là yêu cầu của trẻ. Như vậy sẽ sinh ra tâm lý thích đòi hỏi của trẻ, trẻ sẽ thường vòi vĩnh bố mẹ bằng cách “Nếu con làm được cái này, bố/mẹ sẽ thưởng cho con cái kia nhé!” Đây là tư tưởng hoàn toàn có hại cho trẻ vì lâu dần trẻ sẽ chỉ làm việc để được một cái gì có lợi cho mình chứ không phải là cố gắng cho bản thân nữa.

Nhìn chung, bố mẹ không nên lạm dụng phần thưởng cho trẻ, chỉ nên thưởng vào những dịp đặc biệt hoặc những khi trẻ thực sự cố gắng. Không nên thường xuyên hứa hẹn phần thưởng cho trẻ, chỉ những khi trẻ làm được rồi mới đưa ra phần thưởng. Bố mẹ cũng không nên chọn những phần thưởng mang tính vật chất quá, đôi khi những phần thưởng mang tính tinh thần như thưởng thêm 1 ngôi sao hay bông hoa bé ngoan lại vô cùng cần thiết đối với trẻ.

Quá theo sát trẻ

Nhiều người nhận xét rằng giới trẻ thời nay không biết làm gì, không bằng bố mẹ chúng ngày xưa, và rồi những đứa trẻ thời nay chỉ là những “con gà công nghiệp”. Điều này đúng một phần, và nguyên nhân là vì phụ huynh đã và đang bao bọc con quá nhiều. Các gia đình trong xã hội hiện nay thường chỉ có 2 con nên xu hướng cưng chiều, theo sát bảo vệ con là điều dễ hiểu. Thế nhưng, lúc nào cũng kè kè, giám sát mọi hoạt động của con là bạn đang kìm hãm con sáng tạo.

Ví dụ như, khi bố mẹ chơi đồ với con, bố mẹ thường có xu hướng lấy ra từng thứ một, và bảo ban bé chơi gì thì hãy lấy ra chứ đùng bày bừa ra. Tuy nhiên, các bé lại thích tung hết đồ chơi ra, tự do chọn lấy đồ mà mình thích chơi nhất, chơi chán rồi mới chuyển qua đồ khác hoặc chơi kết hợp đồ này với đồ khác. Hoặc những lúc bé chơi ngoài sân cùng với các bé khác, bố mẹ thường xót con và chỉ cho bé chơi trong giới hạn tầm mắt của mình hoặc chỉ chơi những trò chơi an toàn, sạch sẽ. Ngược lại, trẻ con lại chỉ thích chơi những trò “bẩn” và bày bừa.

Thực ra, việc giám sát trẻ là cần thiết nhưng nếu lúc nào cũng theo sát bé thì bố mẹ nên nghĩ lại. Nếu trẻ liên tục bị quan sát và người lớn luôn đưa ra lời khuyên thì trẻ sẽ không học được khả năng chấp nhận thử thách và rủi ro. Trẻ cũng không được trải nghiệm giá trị của việc mắc lỗi như một phần của quá trình học hỏi và làm việc.

Áp đặt trẻ theo mô típ có sẵn

Điều này thể hiện rõ nhất ở thực trạng làm theo văn mẫu trong các trường học. Môn văn có thể nói là môn giúp trẻ tưởng tượng và sáng tạo nhiều nhất, nhưng văn mẫu áp đặt trẻ theo một mô típ sẵn có sẽ dập tắt điều đó. Tương tự với những môn học khác, giáo viên và cha mẹ đôi khi vẫn áp con trẻ phải theo đúng sách vở, lý thuyết hơn là để con tự làm theo ý hiểu của mình.

Đơn giản như với trẻ mẫu giáo, hầu như em nào cũng được bố mẹ mua cho sách tô màu. Trong mỗi trang có bức tranh trắng để trẻ tô thì phía trên lại có một bức tranh mẫu đã được tô màu và bố mẹ mặc định là con phải tô màu giống bức tranh mẫu đó. Bản thân người viết cũng từng mắc lỗi khi có lần nhắc nhở con sao không tô màu đúng theo mẫu và bị con phản bác: “Con thích tô màu khác, màu như kia xấu lắm”.

Cuối cùng, với việc khơi dậy tính sáng tạo của trẻ, người lớn hãy quên đi việc con “cần làm đúng” cái này cái kia và cho phép trẻ cơ hội để khám phá, để mắc lỗi. Hãy cho trẻ được tự do (trong khuôn khổ) để được thỏa sức thể hiện các ý tưởng tuyệt vời của mình.

Cha mẹ không thể dạy cho trẻ làm cách nào để sáng tạo mà chỉ có thể tạo môi trường để trẻ phát triển óc sáng tạo. Bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động, giúp trẻ có cơ hội phát triển toàn diện năm giác quan của mình. Bên cạnh đó, hãy khuyến khích trẻ đặt ra các câu hỏi về những sự việc xung quanh, kể cả những câu hỏi đó hơi ngờ nghệch. Nếu chơi với trẻ, hãy cho trẻ chơi các trò chơi giúp phát triển trí tưởng tượng: Những chiếc hộp rỗng và những cây bút chì màu, các bộ xếp hình, câu đố… Chính những đồ chơi điện tử đắt tiền, chạy bằng điện và điều khiển bằng công tắc lại không kích thích được tính tích cực hoạt động của trí não trẻ.

G.H

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Sản phẩm cho bé

Tổng hợp các dòng sữa Vinamil hộp bé và mức giá

Tổng hợp các dòng sữa Vinamil hộp bé và mức giá

Sữa Vinamilk hộp bé được nhiều phụ huynh tìm kiếm cho con vì có dung tích vừa phải với nhu cầu năng lượng của các bé nên tiện lợi hơn khi dùng. Các dòng sữa Vinamilk hộp nhỏ 110ml dưới đây phù hợp cho các bé từ 1 tuổi, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Cập nhật các chương trình khuyến mãi sữa Kun dịp Tết 2025

Cập nhật các chương trình khuyến mãi sữa Kun dịp Tết 2025

Lì xì khuyến mãi Tết 2025 dành cho sản phẩm sữa chua uống Kun hiện đang diễn ra, bên cạnh đó các chương trình quà tặng trúng thưởng với các giá trị lớn cũng được Kun tung ra để chào đón dịp Tết 2025 sắp tới. Cập nhật ngay cùng Websosanh.vn bạn nhé!
Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Sữa chua Gotz là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi nhờ hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt không chứa các chất phụ gia nhân tạo. Giá cả hợp lý và công dụng sức khỏe đã giúp Gotz trở thành một sản phẩm quen thuộc và an toàn trong nhiều gia đình.