1. Bàn phím tiếng Việt mặc định
Các thương hiệu Smartphone hiệu nay hầu như đều đã có bàn phím tiếng Việt mặc định khi tung sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý nhất là có bàn phím Samsung, bàn phím HTC và bàn phím Sony.
- Bàn phím Samsung ngoài kiểu gõ TELEX còn hỗ trợ thêm cả VNI. Ưu điểm của bàn phím này là sự tách biệt giữa các phím và cảm giác gõ tốt, cơ chế dự đoán từ cũng khá thông minh và chính xác. Ngoài ra, nó còn cho phép người dùng thay đổi theme sáng/tối tùy sở thích. Tuy nhiên, vẫn có chút nhược điểm là bàn phím này vẫn để lại phím dấu của cách gõ cũ, gây lệch bàn phìm, phải mất thời gian làm quen
- Bàn phím HTC cũng hỗ trợ cả TELEX và VNI, giao diện đồng nhất với hệ thống. Thế nhưng các phím lại quá to và dính liền với nhau nên dễ gõ sai, độ nhạy chỉ ở mức trung bình.
- Bàn phím Sony thì hỗ trợ gõ TELEX, độ nhạy tốt nhưng các phím lại hơi nhỏ, tạo cảm giác không thoải mái lắm khi gõ. Bạn cũng có thể đổi theme bàn phím sao cho thuận mắt nhìn hơn.
2. Laban Key
Nếu nói bàn phím tiếng Việt nào tốt nhất cho Android thì không thể vuột mất Laban Key. Đây là bộ gõ được phát triển dựa trên bàn phím gốc của Google nhưng đã chỉnh sửa lại để tương thích với kiểu gõ VNI lẫn TELEX. Kích thước bàn phím được bố cục hợp lý, khoảng cách giữa các phím vừa đủ, tốc độ phản hồi nhanh và hỗ trợ của multi-touch.
Một ưu điểm nữa của Laban Key là nó cho phép nhập dấu cuối. Ví dụ, khi bạn nhập chữ ‘Trường’ thì có thể gõ theo kiểu ‘Truongwf’ thay vì ‘Truwowfng’ ở các bàn phím không hỗ trợ, thuận tiện hơn khi sử dụng và dữ liệu nhập cũng nhanh hơn.
Ngoài ra, Laban Key còn cho phép người dùng tùy chỉnh bàn phím ảo theo ý thích. Bạn có thể thay đổi theme, màu bàn phím, tùy chỉnh kích thước bàn phím, khoảng cách phím, vị trí đặt phím…
3. GoTiengViet
Đây là bàn phím tiếng Việt khá nổi tiếng trong thế giới Android. Cũng giống Laban Key, GoTiengViet cung cấp ba kiểu gõ TELEX, VIQR lẫn VNI. Nó cũng có thể tùy chỉnh theme và cài đặt một số thuộc tính bàn phím. Độ nhạy của bàn phím khá tốt, thời gian phản hồi nhanh và chạy ổn định. Dẫu vậy, nó vẫn tồn tại một nhược điểm là xài trên máy tính bảng chưa được ‘ngon nghẻ’ cho lắm, kích thước bàn phím cũng bị bóp lại trông không thuận mắt và dễ dùng như trên điện thoại di động.
Tương tự như Laban Key, GoTiengViet cũng hỗ trợ gõ tắt để tiết kiệm thời gian nhập liệu. Bên cạnh đó, nó còn có thêm chế độ tùy chọn bảng mã Unicode hoặc VIQR, đa dạng hóa nhu cầu nhập liệu của người dùng.
Link tải
4. SwiftKey
Công cụ này được đánh giá là bàn phím điện thoại thông minh nhất hiện nay với khả năng đoán từ cực tốt, nó có thể hiểu được những từ nào thường đi kèm với nhau và đưa ra dự đoán khá chính xác trước khi bạn muốn nhập liệu từ tiếp theo.
Điểm đáng chú ý ở bản nâng cấp gần nhất là tính năng Flow, cho phép người dùng trượt tay để gõ phím. Bạn có thể không cần phải gõ ‘cộc cộc’ như trước nữa mà chỉ cần ‘lướt’ ngón tay trên màn hình, cơ chế đoán từ thông minh của SwiftKey sẽ cố gắng tìm kiếm chính xác từ bạn đang định gõ.
Tuy nhiên, dù tốt đến mấy thì nó vẫn sở hữu nhược điểm. Và nhược điểm của SwiftKey là dung lượng khá lớn nên khi chạy trên điện thoại cấu hình yếu có thể bị giật.
Trên đây là những kiểu bàn phím tiếng Việt tốt nhất cho điện thoại Android. Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ gõ tốt để phục vụ nhu cầu nhập liệu trên smartphone, tablet thì có thể cân nhắc sử dụng một trong những kiểu bàn phím trên nhé.