LG G3 là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới sở hữu “siêu” màn hình với kích thước 5,5″ và độ phân giải Quad HD ( hay còn gọi là 2k ) cùng với phần cứng mạnh mẽ như chip Snapdragon 801, camera 13 MP công nghệ OIS+.
Tuy nhiên dưới góc độ nhìn nhận của giới chuyên môn, không có sản phẩm nào là hoàn hảo, hay nói cách khác bất cứ thiết bị nào đều có những nhược điểm mà nó mà không đáp ứng được sự kỳ vọng của người sử dụng. Và LG G3 cũng không phải ngoại lệ.
1. Màn hình hiển thị độ sắc nét thiếu tự nhiên
Sở hữu màn hình Quad HD với độ phân giải 2k đầu tiên trên thế giới, chiếc LG G3 đương nhiên là smartphone có khả năng hiển thị độ sắc nét và điểm ảnh vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ khác. Tuy nhiên trên siêu phẩm này, LG lại sử dụng một công nghệ làm sắc nhân tạo nữa khiến cho các chỉ số làm sắc nét bị nhân lên quá nhiều ( từ chuyên môn gọi là oversharpening ) và làm cho hình ảnh không giữ được nét tự nhiên như ban đầu.
Ở một số ảnh chụp, người ta thậm chí phát hiện ra một vầng hào quang kỳ lạ xung quanh các biểu tượng và chữ cái. Điều này cũng bắt nguồn từ việc LG đã quá chú trọng để rồi vô tình thúc đẩy “quá tay” độ sắc nét được hiển thị trên LG G3, khiến cho đôi khi lại bị phản tác dụng trong việc đưa ra chất lượng hình ảnh không như mong đợi.
2. Nút cảm ứng trên màn hình không bị làm mờ đi
Chế độ làm ẩn các nút điểu khiển trên thiết bị Android hiện nay đang dần trở thành một thói quen đối với người sử dụng nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm khoảng không của nó. Ở chế độ này, khi chơi game hay vào các ứng dụng toàn màn hình, ba nút cảm ứng đặc trưng của Android sẽ bị làm ẩn đi, và sẽ chỉ hiện ra khi người dùng thực hiện hành động vuốt từ trên thân máy xuống.
Tuy nhiên không phải tất cả các trò chơi cũng như ứng dụng đều được thay đổi và tối ưu hóa cho tính năng mới này, nên nhiều khi có những trò chơi trên LG G3 vẫn bị hiển thị các nút cảm ứng bên dưới, khiến cho trải nghiệm chơi game bị giảm đi đáng kể. Tính đến nay chỉ có các thiết bị Android của Samsung được tối ưu và xây dựng thành công một hệ thống chống lại việc vô tình hiển thị các nút cảm ứng này trong quá trình sử dụng.
3. Chất lượng màn hình hiển thị kém ngoài trời
Màn hình của LG G3 có một độ phân giải cũng như độ sắc nét vượt trội so với các đối thủ, tuy nhiên nó lại tỏ ra khá yếu khi được sử dụng dưới điều kiện ngoài trời. Cụ thể, màn hình máy rất mờ, và bị phản sáng nếu so sánh với Samsung Galaxy S5 ( như trong hình ), hay các dòng Lumia vốn tự hào với khả năng hiển thị dưới trời nắng của mình.
4. Thiếu đi các tùy chỉnh cơ bản của một máy ảnh thông thường
LG G3 sỡ hữu một camera khủng với độ phân giải lên tới 13 MP cùng công nghệ OIS+ và một đèn chiếu laser hỗ trợ lấy nét tự động, thế nhưng nó lại thiếu đi sự đa dạng trong việc tùy chỉnh bằng tay các chỉ số như không có tùy chỉnh cân bằng trắng, không có tùy chỉnh ISO, các chế độ chụp theo không gian xung quanh… Ở lĩnh vực quay video, LG G3 cũng thiếu đi tùy chọn quay full HD 1080p ở 60 khung hình/ giây.
Có thể lý giải rằng LG hướng tới đối tượng những người dùng cơ bản, và họ xây dựng một hệ thống máy ảnh khá đơn giản và thân thiện với người dùng. Tuy nhiên với những gì chiếc smartphone này được trang bị, họ nên cho phép người dùng tùy biến nhiều hơn khả năng chụp ảnh của mình.
5. Màn hình quá sáng vào ban đêm
Điều cuối cùng trong danh sách này có lẽ là về độ tương phản của chiếc LG G3. Màn hình của chiếc smartphone này tỏ ra quá sáng ngay cả khi người dùng đặt nó ở mức thấp nhất. Điều này khiến cho việc đọc văn bản ban đêm trên điện thoại trở nên khó khăn hơn, do trong lúc này chúng ta cần hơn một màn hình hiên thị với độ sáng thích hợp. Vừa dễ chịu đối với mắt, đồng thời cũng tiết kiệm được một lượng pin đáng kể đối với những người hay làm việc trong môi trường thiếu sáng.
Nguyễn Nguyễn
Theo PhoneArena