Các nghiên cứu từ một trường đại học tại Luân Đôn, cho thấy rằng, việc nghe nhạc giúp việc đi xe đạp nhanh hơn, đạt hiệu quả hơn và cảm giác vui vẻ hơn…nguyên nhân là âm nhạc, bản thân nó , giống như một chất kích thích đối với nguồn năng lượng trong cơ thể của mỗi chúng ta, nghe nhạc có thể làm tăng 15% năng lượng cơ thể
Tuy nhiên, việc nghe nhạc khi đi xe đạp hay điều khiển bất kỳ một phương tiện nào khác trên đường được cho là rất nguy hiểm, do người đeo tai nghe khó có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài, do đó, thường không tránh khỏi những nguy hiểm rình rập…
Nhưng, nếu nghe nhạc khi đi xe đạp là thói quen không thể không có của bạn, nếu những bản nhạc du dương là niềm đam mê của bạn mỗi khi đi xe đạp, thậm chí nếu đi xe đạp mà bạn không nghe nhạc mà cảm giác thấy thiếu thốn và bất an…thì bạn cần tuân thủ các quy tắc khi đi xe đạp, để giữ sự an toàn..
Dưới đây là 5 nguyên tắc cần hết sức tuân thủ khi đi xe đạp
Chỉ nghe 1 bên tai
Bạn chỉ nên đeo tai nghe 1 bên
Khi đi xe đạp, hay điều khiển bất kỳ phương tiện giao thông nào khác đi trên đường, thì tốt nhất, bạn chỉ nên đeo tai nghe 1 bên trái. Vì như thế, tai còn lại bạn vẫn có thể nghe những âm thanh khác trên đường phố để việc đi đường được an toàn hơn
Khi đeo tai nghe, bên trái là bên được ưu tiên, bởi lẽ, bên tai trái thường là bên nghe những âm thanh xe cộ trên đường nhiều hơn hẳn. Và ngoài ra, theo y học, việc nghe tai nghe ở bên trái ít gây đau đầu cho người dùng hơn
Để tránh tình trạng chất lượng âm thanh không tốt khi chỉ nghe nhạc bên tai trái với những tai nghe có 2 tai nghe, thì bạn nên mua loại earphone 1 bên tai để có được âm thanh hòa trộn tốt nhất.
Tuân thủ nguyên tắc 60/60
Nghe với mức độ âm thanh 60 dB và tối đa 60 phút mỗi ngày
Nguyên tắc 60/60 là gì?
Thông thường, các tai nghe có mức độ âm thanh lớn nhất ở mức khoảng 105 deciben, tuy nhiên, với mức âm thanh này khiến tai dễ dàng bị “điếc”.
Với những tai bình thường thì âm thanh chỉ mở ở mức từ 40 – 60 deciben là có được âm thanh ở mức tốt nhất. Do đó, khi đeo tai nghe trên đường, hay bất cứ khi nào thì chỉ nên ở mức tối đa là 60 deciben
Ngoài ra, mỗi ngày, để tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tai, thì bạn chỉ nên nghe nhạc bằng tai nghe tối đa 60 phút.
Gắn máy nghe nhạc (điện thoại) lên tay lái
Để an toàn mà vẫn phục vụ được mục đích nghe nhạc, bạn nên gắn máy phát nhạc tại tay lái
Khi đi trên những con đường ít người như trong công viên hoặc những vùng rừng núi, thì bạn không nên nghe nhạc thông qua tai nghe, mà nên gắn máy phát nhạc trên tay lái xe. Mở với mức âm thanh tương đối giúp bạn có thể dễ dàng thưởng thức âm nhạc trong khi đi xe.
Nếu có người, và sợ ảnh hưởng tới người cùng đi trên đường, thì bạn có thể cho âm thanh nhỏ xuống mỗi khi gặp người cùng đi trên đường
Tuân thủ luật pháp
Việc nghe nhạc thường ảnh hưởng không tốt trong quá trình lái xe
Theo điểm e, khoản 1, điều 9, nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14-9-2007, người đang điều khiển xe sử dụng dù, điện thoại di động, tai nghe (trừ người khiếm thính) là vi phạm hành chính, bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 40.000-60.000 đồng
Tuy nhiên, thông thường, lỗi này thường bị phạt kèm theo với những lỗi khác, và những người đi xe đạp thì rất ít bị cảnh sát giao thông hỏi thăm, do đó, bạn có thể đeo tai nghe, miễn là vẫn tuân thủ các luật khi đi đường khác, và đảm bảo an toàn như những quy tắc bên trên
Nếu có thể, hãy nghe nhạc trước khi đi xe đạp
Nghe một bản nhạc trước khi đi xe đạp sẽ tốt hơn nếu bạn vừa đi xe vừa nghe nhạc
Một bản nhạc nhẹ nhàng sẽ giúp bạn phấn chấn tinh thần hơn trước khi đi xe đạp, chính vì thế, thay vì nghe nhạc trong khi đi xe, bạn có thể nghe bản nhạc tại nhà, hoặc tại cơ quan trước khi đi xe đạp, để tránh những nguy hiểm tiềm ẩn trong quá trình đi xe đạp và đeo tai nghe
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N