Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết mặc dù đã không còn quá nguy hiểm như trước đây nhưng đến nay để chữa khỏi bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị hạ sốt và truyền nước mà thôi. Trong khi đó, màu hè lại là “mùa dịch”.
Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết là do muỗi mang virut sốt xuất huyết đốt. Thực ra dấu hiệu để nhận ra bệnh này không khó.
– Bé sốt khoảng 1 tuần liên tiếp mà lại không ho, không sổ mũi cũng không bị tiêu chảy
– Trên người bé xuất hiện nốt đỏ xuất huyết, vị trí thường là cánh tay hay cẳng chân, mặc dù tròn nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khi mẹ dùng tay căng ra thì những nốt này lại không hề biến mất
– Bé có thể bị đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên, vì vậy bé cũng sẽ hay quấy khóc hơn
– Ngoài ra bé cũng có thể bị chảy máu cam, nôn, hoặc đi ngoài ra máu. Thậm chí có bé còn bị trụy tim mạch do sốc, những bé bị thế này sẽ có triệu chứng chân tay lạnh, người lừ đừ và mệt mỏi. Đây là triệu chứng thường gặp ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của đợt sốt.
Khi bé có các dấu hiệu này và mẹ nghi ngờ bé bị sốt xuất huyết thì hãy ngay lập tức đưa bé đến khám ở bệnh viện. Nếu không tiện có thể nhờ bác sĩ đến nhà riêng kiểm tra.
Các phòng tránh bệnh sốt xuất huyết không quá khó. Mẹ chỉ cần vệ sinh cho bé một cách sạch sẽ, khi ngủ cần mắc màn. Mẹ cũng cần tiêu diệt ổ muỗi.
Tham khảo thêm:
Tất tần tật các cách tiêu diệt muỗi tự nhiên, an toàn và hiệu quả phòng chống virut Zika
Bảng giá đèn bắt muỗi mới nhất trên thị trường.
Virut Zika
Hiện nay, virut Zika đang hoành hành và nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nuôi con của các bà mẹ. Virut Zika hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh vì vậy cách an toàn và hiệu quả nhất đó là phòng chống, tiêu diệt ổ muỗi.
Virut Zika không những khiến não trẻ sơ sinh bị teo mà còn gây ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng đến các bà mẹ mang thai, vì vậy, không chỉ lo lắng chăm sóc cho con mà người lớn cũng cần phải tự biết cách bảo vệ chính mình.
Tham khảo: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh virut Zika.
Bệnh rôm sảy
Bệnh rôm sảy là bệnh ngoài ra khá phổ biến vào mùa hè, không chỉ ở trẻ em mà còn ở người lớn nữa. Nguyên nhân là do thời tiết nóng nực, ngoài ra còn do thực phẩm mà chúng ta ăn vào nóng nên làm người bị nhiệt. Dấu hiệu của bệnh rôm sảy là nổi mụn nhọt, rôm sẩy, mần ngứa.
Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm tuy nhiên nó lại gây khó chịu cho cả mẹ và bé, khiến bé mệt mỏi, ngứa ran, vì vậy mà sinh hoạt của bé sẽ bị rối loạn. Ngoài ra, nếu bé không được vệ sinh đúng cách, rôm sảy có thể phát triển thành mụn mủ, nhọt, viên da mãn tính, nặng hơn nữa là viêm cầu thận cấp, vô cùng nguy hiểm.
Để có thể phòng tránh bệnh rôm sảy cho bé, rất đơn giản, mẹ cần thường xuyên tắm rửa vệ sinh cho bé, cho bé ở nơi thoáng mát. Ngoài sữa tắm, mẹ có thể sử dụng rau diếp cá, lá kinh giới để tắm cho bé. Ngoài ra bé cần được uống nước nhiều hơn, ăn nhiều thực phẩm mát hơn. Mẹ cũng nên dùng phấn rôm cho bé, tuy nhiên hãy chọn loại có chất lượng tốt.
Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy vào mùa hè không chỉ gặp ở trẻ em mà còn thường gặp ở cả người lớn, tuy nhiên do sức đề kháng, hệ miễn dịch của bé yếu hơn nên nguy cơ mắc bệnh là nhiều hơn. Vì sao bệnh tiêu chảy lại thường xuất hiện vào mùa hè, đó là thời điểm này ruồi nhặng dễ dàng phát triển, nguồn nước dễ ô nhiễm, nguồn thực phẩm không đảm bảo…
Dấu hiệu trẻ mắc bệnh tiêu chảy đỏ là số lần đi đại tiện nhiều hơn, có bé chỉ đi 3-5 lần nhưng có bé đi đến vài chục lần trong ngày. Bé cũng bị đau bụng, buồn nôn hoặc nôn. Cách phòng tránh việc này không khó. mẹ chỉ cần vệ sinh thường xuyên cho bé, không cho trẻ ăn uống linh tinh, không cho trẻ ăn uống thực phẩm không sạch hoặc thực phẩm lạ. Nếu bé có dấu hiệu mắc bệnh tiêu chảy bạn hãy mang đến ngay cơ sở y tế hoặc các bệnh viện để các bác sĩ tư vấn và chữa trị .
Bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng lại trở nên đáng đề phòng mỗi khi mùa hè về bởi thời tiết càng nóng thì trẻ càng dễ bị. Dấu hiệu để nhận biết bệnh chân tay miệng nhanh nhất là đau họng, sổ mũi. Bé sẽ có triệu chứng này trong khoảng 3-5 ngày bị nhiễm virut. Chân tay miệng chủ yếu xẩy ra ở trẻ em, rất nguy hiểm vì dễ lây lan thành dịch. Nếu không được điều trị kịp thời thì rất dễ biến chứng thành viêm não, thậm chí là tử vọng.
Hiện nay bệnh chân tay miệng vẫn chưa có vacxin phòng bệnh nên cách hiệu quả và an toàn nhất chính là phòng bệnh bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho bé hằng ngày. Nếu phát hiện ra dấu hiệu của chân tay miệng thì cần mang trẻ đến bệnh viện ngay để có được phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Bệnh sởi
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm và nó cũng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Sởi do virut sởi gây ra, thường lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp. Triệu chứng ban đầu của bệnh sởi là sốt, phát ban kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp…
Sởi có thể chữa được nhưng lại gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy mẹ cần đưa bé đi tiêm phòng đúng thời gian quy định, vệ sinh sạch sẽ cho bé.
Bệnh viêm màng não
Ngoài những bệnh trên thì mùa hè cũng là thời điểm mà bé dễ mắc các bệnh về viêm màng não. Nguyên nhân là do thời tiết nóng nực, ngoài ra có thể là do biến chứng của bệnh chân tay miệng.
Dấu hiệu của bệnh viêm màng não thường bắt đầu với các biểu hiện sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… Thực ra những dấu hiệu này cũng rất dễ gặp với các bệnh khác nên mẹ cần phải rất cẩn thận, cặp nhiệt độ cho bé thường xuyên. Ngoài những triệu chứng trên thì bé cũng có thể bị co giật ở chân, tay, mắt, miệng, nặng hơn là toàn thân. Thậm chí có những trẻ bị rối loạn ý thức, ban đầu thì dễ kích động, sau đó lại ngủ li bì, hôn mê. Trẻ cũng thường kêu đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người.
Trên đây là 7 loại bệnh nguy hiểm luôn rình rập bé vào mùa hè mẹ cần chú ý. Tiêm vacxin phòng bệnh cũng như tắm rửa sạch sẽ cho bé, vệ sinh không gian sống thoáng mát sẽ là cách an toàn nhất để bé không mắc phải những căn bệnh này.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam