Có nhiều loại máy in 3D với các công nghệ in khác nhau tuy nhiên quy trình in ấn của đều tuân theo 7 bước sau.
Bước đầu tiên: Cài đặt phần mềm hỗ trợ in 3D
Phần mềm này có khả năng cung cấp cho bạn một số gợi ý và thậm chí là có thể cho biết cấu trúc của thành phẩm dựa trên cơ sở khoa học về vật liệu sử dụng. Điều đó sẽ giúp dự đoán đặc điểm của đối tượng trong các điều kiện in khác nhau.
Những phần mềm miễn phí hỗ trợ cho quá trình in 3D giúp bạn xác định được đặc tính của thành phẩm trước khi tiến hành in đó là Google SketchUp ; Blender ; 3DCrafter. Dưới đây là thông tin cụ thể về các phần mềm này:
Google SketchUp: đây là một phần mềm mô hình 3D miễn phí từ Google. Công cụ SketchUp cho phép bạn tạo mô hình của bạn dễ dàng và thậm chí không cần phải tìm ra cách.
Blender : Đây là một mô hình phần mềm 3D miễn phí và có mã nguồn mở. Nó hoạt động trên các hệ điều hành khác nhau như Windows, Linux, Mac OS. Phần mềm hữu ích này cho phép hoàn tất việc tạo mô hình 3D cho tất cả mọi người kể cả các nghệ sĩ chuyên nghiệp hay người mới bắt đầu.
3DCrafter: Một phần mềm mô phỏng thời gian tạo ra các mô hình 3D phức tạp sử dụng phương pháp in 3D đơn giản. Các công cụ khác nhau của nó và cách tiếp cận trực quan như kéo thả làm cho quá trình xây dựng mô hình 3D dễ dàng hơn.
Bước thứ 2: Chuyển đổi sang SLT ( ngôn ngữ tiêu chuẩn tessellation)
Chuyển đổi sang SLT ( ngôn ngữ tiêu chuẩn tessellation) – các bản phác thảo ở định dạng CAD được chuyển đổi sang SLT, đó là định dạng khởi xướng đặc biệt cho các hệ thống 3D vào năm 1987 được sử dụng bởi SLA – máy in công nghệ stereolithography. Những tập tin này SLT đôi khi được sử dụng cùng với các loại tập tin độc quyền như ObjDF hoặc ZPR.
Bước thứ 3: Gỡ bỏ AM trong máy và khởi động tập tin SLT
Tập tin SLT( ngôn ngữ tiêu chuẩn tessellation)được copy vào máy tính giúp kết nối với máy in 3D. Giống những bước cài đặt trên máy in 2D, cách này giúp bạn thực hiện lệnh in trên máy in 3D.
Bước thứ 4: Thiết lập các thiết bị
Mỗi thiết bị có điều kiện cài đặt riêng để sử dụng cho mỗi lần in mới tùy vào vật liệu muốn in là gì. Điều đó sẽ có nghĩa là khi nạp thêm các loại sợi vật liệu in khác nhau thì máy in sẽ cần một thiết lập mới. Cụ thể hơn là thêm một khay in hoặc thêm một số vật liệu để hỗ trợ cho quá trình hòa tan nước trong các bước in.
Bước thứ 5: Quá trình tạo hình
Toàn bộ quy trình chủ yếu là tự động. Độ dày của mỗi lớp in khoảng 0,1 mm, có thể dày hoặc mỏng hơn tùy vào mẫu máy và độ tinh xảo mà máy in cung cấp ( tính bằng độ phân giải của máy in) . Phụ thuộc vào kích thước của một điều, máy móc và vật liệu sử dụng, quá trình tạo hình có thể mất vài giờ hoặc thậm chí cả ngày. Cần kiểm tra lại thường xuyên để chắc chắn không xảy ra lỗi trên sản phẩm.
Bước thứ 6 : Lấy thành phẩm ra khỏi máy in
Hãy đối tượng in (hoặc có lẽ một số đối tượng) ra khỏi máy in. Cần cẩn thận để tránh bị thương và hư hỏng vật liệu vì sau có thể vật liệu còn đang nóng hoặc khó gỡ bỏ khỏi bề mặt in khiến vật phẩm bị biến dạng hoặc hỏng các chi tiết nhỏ.
Bước thứ 7: Bước xử lý sau cùng
Một số loại vật liệu in 3D sẽ đòi hỏi một số bước xử lý sau cùng như loại bỏ phần bột còn sót lại hoặc hỗ trợ ngâm vật phẩm giúp lấy đi các chất hòa tan trong nước trên bề mặt. Luôn nhớ rằng các vật liệu cần một khoảng thời gian nhất định để đạt trạng thái rắn do đó cần cẩn thận và căn thời gian chính xác trước khi dùng sản phẩm để không gây hư hỏng.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam