7 cách tiết kiệm năng lượng cho máy giặt mà không phải ai cũng biết

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Sử dụng nhiệt độ nước bình thường, sử dụng bột giặt phù hợp, chọn chương trình giặt tối ưu...là những cách tiết kiệm năng lượng đơn giản khi sử dụng máy giặt

Các máy giặt mới hiện đại thường được các nhà sản xuất kèm theo tính năng sử dụng tiết kiệm năng lượng bao gồm cả điện và nước. Tuy nhiên, giá thành của những máy giặt này cũng cả là một vấn đề với người tiêu dùng vì chúng thường có giá thành rất cao.

Với những người không có nhiều ngân sách để mua những máy giặt này thì việc sử dụng những biện pháp tiết kiệm năng lượng ngay trên máy giặt của mình cũng là một cách hiệu quả để tiết kiệm tiền cho chính bản thân và mang lại lợi ích cho xã hội. Dưới đây là 7 cách giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả

1. Luôn tiến hành các chu trình giặt ở nhiệt độ bình thường

Luôn chọn nhiệt độ giặt ở mức thường

Luôn chọn nhiệt độ giặt ở mức thường

Một số máy giặt có chế độ điều chỉnh nhiệt độ của nước tùy theo từng chương trình giặt để giúp cho quá trình giặt đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, việc làm cho nước nóng hơn trong từng chu trình giặt đó vô hình chung làm tăng lượng tiêu thụ điện năng trong quá trình giặt.

Vậy tại sao không sử dụng phương pháp giặt không cần làm nóng nước mà vẫn đạt hiệu quả giặt sạch cho quần áo nhà mình. Luôn điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức bình thường mà không cần sự can thiệp của máy giặt, thay vào đó, sử dụng các loại bột giặt dễ hòa tan trong nước lạnh, đặc biệt là nên sử dụng nước giặt, vừa đảm bảo hiệu quả tẩy rửa, vừa không lo bị cặn bám trên quần áo trong quá trình giặt.

Luôn xả quần áo ở nhiệt độ thường, bởi việc xả quần áo chỉ đơn thuần là giúp lấy đi bọt xà phòng đọng lại quần áo trong quá trình giặt, vì thế nước ở nhiệt độ thường cũng có thể làm tốt nhiệm vụ này. Hơn thế nữa, với hầu hết các loại quần áo thì việc xả ở nhiệt độ thường sẽ tốt hơn rất nhiều so với xả nước nóng.

Đối với chăn, mền, ga trải giường…những đồ mà buộc phải giặt với nước nóng, thì bạn có thể để chế độ nước nóng trong chu trình giặt ban đầu và những chu trình còn lại cài đặt về chế độ nước bình thường để tiết kiệm điện hơn.

Phân loại quần áo cũng là cách tối ưu để tiết kiệm điện, vì với những quần áo cùng loại bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ máy giặt hơn cho hiệu quả giặt tối ưu và tiết kiệm điện.

2. Sử dụng mực nước giặt phù hợp

Chọn mực nước

Chọn mực nước “vừa đủ”

Những máy giặt hiện có trên thị trường thường có ít nhất 3 mực nước cho từng chu trình giặt. Với những lượng quần áo giặt ít, bạn chỉ nên sử dụng mực nước thấp, với lượng quần áo nhiều hơn, bạn chọn mực nước phù hợp vừa đủ để giặt quần áo. Việc chọn mực nước phù hợp không chỉ tiết kiệm lượng nước sử dụng trong quá trình giặt mà với mực nước thấp hơn, chi trình giặt của máy giặt cũng được giảm bớt thời gian, qua đó, gián tiếp giảm được lượng điện tiêu thụ cho gia đình bạn. Và với người nội trợ, việc rút ngắn thời gian giặt sẽ giúp họ có nhiều thời gian để làm thêm nhiều việc khác.

Nếu lượng quần áo giặt nhà bạn luôn ít mà máy giặt nhà bạn quá to, điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả giặt không được cao, lại tốn kém năng lượng, hãy chuyển sang những máy giặt có khối lượng giặt nhỏ hơn để cho hiệu quả giặt tốt hơn và tiết kiệm năng lượng trong việc giặt quần áo.

Hãy nhớ luôn chọn mực nước “vừa đủ” để giặt quần áo.

3. Chọn chu trình giặt phù hợp

Chọn chu trình giặt phù hợp

Chọn chu trình giặt phù hợp

Mặc dù nhiều máy giặt hiện nay trên thị trường có chức năng “tiên đoán” lượng quần áo giặt để tự động chọn chế độ giặt phù hợp. Nhưng với việc làm việc máy móc của máy giặt, nó thường cho chu trình giặt tốn kém mức nước và thời gian hơn cần thiết. Chính vì thế việc tự chọn chu trình giặt là cần thiết cho bạn để tiết kiệm năng lượng sử dụng.

Với những lượng quần áo ít, chỉ nên sử dụng chu trình giặt nhẹ, với mực nước ít nhất. Lượng quần áo lớn hơn bạn có thể tự ước lượng để chọn chu trình giặt phù hợp, tránh chọn những chu trình giặt kéo dài một cách không cần thiết. Tất nhiên là với những thứ như ga trải giường, chăn, gối…thì chu trình giặt mạnh kéo dài lại cần thiết.

4. Chọn bột giặt phù hợp

Chọn chất tẩy rửa dành riêng cho máy giặt

Chọn chất tẩy rửa dành riêng cho máy giặt

Không phải tự nhiên mà các nhà sản xuất đưa ra thị trường những dòng bột giặt dành riêng cho máy giặt bởi nó không chỉ giúp bảo vệ máy giặt trong quá trình hoạt động, mà hiệu quả giặt của nó với máy giặt cũng sẽ tốt hơn so với những loại bột giặt khác, với việc tạo ít bọt hơn cũng sẽ hạn chế tối đa lượng cặn bột giặt trên quần áo khi giặt với máy. Vì thế chọn những bột giặt dành riêng cho máy giặt là cần thiết, nước giặt cũng được nhiều người sử dụng

Các nhà sản xuất máy giặt cũng đưa ra chỉ dẫn về lượng chất tẩy rửa phù hợp cho từng lượng quần áo, ban nên dựa vào đó mà cho lượng bột giặt phù hợp vào máy. Việc cho lượng vừa phải bột giặt không chỉ làm tăng hiệu quả giặt tẩy, tiết kiệm nước và năng lượng và cũng để tiết kiệm chất tẩy rửa.

Đối với những quần áo quá bẩn, thì dù cho nhiều chất tẩy rửa thì cũng không làm sạch hết chất bẩn, thay vào đó, bạn có thể có những bước xử lý trước khi cho quần áo vào máy giặt như lộn hết quần áo ra để lọa bỏ đất đá khỏi quần áo, vò qua những nơi quá bẩn trên quần áo rồi mới cho vào máy giặt. Như thế, vừa làm tăng hiệu quả giặt, vừa tiết kiệm năng lượng sử dụng.

Sử dụng nước xả vải trong quá trình giặt cũng cần có sự hợp lý để vừa tiết kiệm vừa đạt hiệu quả làm mềm và thơm vải. Khi sử dụng nước xả vải, cần chú ý cho nước xả vải và chu trình cuối của quá trình giặt, và có thể dừng máy trong khoảng 10 phút để quần áo được ngấm chất mềm vài, và tiết kiệm điện hơn.

5. Chọn chế độ vắt phù hợp

Chọn chế độ vắt phù hợp

Chọn chế độ vắt phù hợp

Thường thì chế độ vắt thường đi kèm cùng chương trình giặt đã đặt trước đó. Tuy nhiên, để quần áo nhanh khô hơn, bạn có thể tùy chỉnh chế độ vắt phù hợp. Với những chăn mền, ga trải giường…thì nên chọn vắt cực khô, khi đó, sẽ tách lượng nước đọng trong vải ra nhiều hơn, do đó, tiết kiệm cho việc sử dụng máy sấy.

Với những quần áo móng, nhỏ, lượng ít thì chỉ cần chọn chế độ vắt thấp hơn, mà vẫn đạt hiệu quả tách nước và làm giảm thời gian sử dụng máy sấy.

6. Không giặt quá tải

Không giặt quá tải

Không giặt quá tải

Có những khi bạn chỉ có 1, 2 chiếc quần áo cho một lần giặt, trong khi lại có lúc nhồi nhét quá nhiều quần áo trong một lần giặt. Việc giặt quá tải không những không có không gian cho việc làm sạch quần áo khiến cho quần áo không được làm sạch mà việc giặt quá tải còn khiến máy nhanh bị hỏng do thiết kế của máy được thiết kế chỉ để chịu lượng giặt nào đó, vì thế khi bạn giặt quá tải thì khiến máy nhanh hỏng hơn.

Thay vì thế, hãy chia lượng quần áo nhiều đó thành 2 hoặc 3 lần giặt, điều này tưởng chừng tốn thời gian và năng lượng hơn nhưng thực tế lại tiết kiệm hơn rất nhiều, vì vừa làm sạch quần áo, giúp bạn đỡ tốn thời gian giặt lại, vừa tránh những tổn thất khi hỏng máy với chi phí sửa chữa khổng lồ. Bên cạnh đó, với lượng quần áo quá lớn, việc vắt khô không tách được hết nước khi giặt, do đó, tốn thêm chi phí và thời gian cho việc sử dụng máy sấy.

7. Giặt quần áo ở thời điểm phù hợp

Chọn thời gian giặt tiết kiệm tiền

Chọn thời gian giặt tiết kiệm tiền

Ở nhiều nước trên thế giới, và trong tương lai nước ta cũng sẽ thực hiệc việc phân giá điện cho những giờ sử dụng khác nhau. Cụ thể, nếu sử dụng điện ở giờ cao điểm thì giá sẽ cao hơn, và ngược lại. Vì vậy, nếu bạn không bận và có thời gian thì nên giặt và những giờ ưu tiên với mức giá điện thấp, bạn sẽ tiết kiệm được không ít điện.

Với những phương pháp tiết kiệm năng lượng trên đây, mong rằng bạn sẽ có cho mình những cẩm nang tiết kiệm tốt nhất khi sử dụng máy giặt, góp phần đóng góp lợi ích cho xã hội.

O.N

Theo Houseware

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy giặt