1. Mua xăng theo dung tích
Thông thường chúng ta hay mua xăng theo tiền, và số tiền chẵn như 20.000, 30.000, 50.000 đồng… Tuy vậy, cách mua này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi gian lận, do hiện tượng “nhảy số tiền” mà đôi khi khách hàng không để ý.
Để tránh tình trạng này, bạn nên mua xăng theo dung tích, ví dụ: 1 lít, 2 lít… Các chương trình ăn cắp thường lập trình theo số tiền, vì vậy, nếu chuyển qua cách mua theo thể tích, bạn sẽ có “cơ may” thoát được móc túi.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn hãy mua xăng bằng can có thang đo, sau đó mới đổ vào xe. Với cách trên, hầu hết cây xăng không thể lừa gạt khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này ít phổ biến do sự bất tiện của nó.
Khi bình xăng đã gần cạn, kim chỉ vạch đã về mức màu đỏ, bạn chỉ cần đề nghị bơm số lít chẵn, thấp hơn dung tích bình xăng là có thể yên tâm xăng không bị tràn ra xe.
Dung tích bình xăng một số loại xe máy phổ biến hiện nay (tham khảo):
Xe của hãng Honda Việt Nam:
– SH 125cc và SH 150cc: 7,5 lít
– Airblade: 4,5 lít
– Lead: 6,5 lít
– Click: 3,6 lít
– Future Neo/ Future X: 3,7 lít
– Super Dream: 3,7 lít
Xe của hãng Yamaha:
– Nouvo 135/115: 4,8 lít
– Exiter: 4 lít
– Jupiter/Taurus/Sirius: 4,2 lít
– Lexam: 4,1 lít
– Classico: 4,1 lít
Xe của hãng Piaggio:
– Vespa S125/S150: 8,5 lít (bao gồm 2 lít dự trữ)
– Vespa LX: 8,5 lít
– Vespa GTS Super: 10 lít (bao gồm 2 lít dự trữ)
– Liberty RST: 7 lít (bao gồm 1,5 lít dự trữ)
– Piaggio Zip: 7,3 lít (bao gồm 1,2 lít dự trữ)
– Fly: 7,2 lít (bao gồm 1,2 lít dự trữ)
2. Nên mua xăng ở các cây xăng có nhiều lái xe taxi hay xe tải ghé vào
Những lái xe taxi hay xe tải là những người thường xuyên đi lại, do đó họ có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xăng dầu hơn chúng ta. Họ là những người đi đầu trong việc tìm kiếm các cây xăng tốt, bởi vì nếu bị gian lận thì số tiền thiệt hại có thể lên đến hàng trăm nghìn mỗi lần mua. Hãy chú ý quan sát hoặc tham khảo ý kiến các bác tài nếu quen biết.
3. Không mua xăng khi có hai người cùng thao tác
Khi bạn nhận thấy một cột bơm xăng có tới 2 người cùng thao tác: 1 người bơm và một người bấm số, thì có tới 95% khả năng cây xăng có gian lận. Nhân viên có thể viện lý do rằng vì quá đông khách nên cần 2 người làm cho nhanh, nhưng thực tế có thể, họ đang móc túi khách hàng trắng trợn.
4. Yêu cầu nhân viên chuyển đồng hồ về “0” trước khi bơm
Với lý do khách hàng nhiều, hoặc do đứng xa trụ bơm nên nhiều nhân viên thường để nguyên đồng hồ ở những lần bơm trước, và tiếp tục bán xăng cho bạn. Việc này dù vô tình hay cố ý thì người chịu thiệt sẽ là bạn, bởi luôn có sai số trong phép tính trừ giá tiền giữa 2 lần bơm.
5. Nên so sánh giữa các lần mua xăng
Đã có xe máy thì tất yếu phải đổ xăng. Nhiều thì tuần vài lần, ít thì có thể vài tuần một lần. Tùy vào nơi sinh sống và công tác, học tập mà bạn có những tuyến đường thường xuyên qua lại. Do đó, một số cây xăng sẽ là “bến đỗ” thân quen với mỗi người.
Tuy nhiên, trong số các bến đỗ, hãy chọn ra một nơi tin tưởng. Cách kiểm tra: mỗi lần đổ xăng chỉ một lượng nhất định và sau đó ghi nhớ vị trí kim xăng. Nếu sau nhiều lần đổ xăng tại đó và một số nơi khác với cùng lượng như vậy mà thấy kim xăng không chênh lệch thì bạn có thể tin tưởng được.
6. Không nên đổ quá nhiều xăng khi mua ở các cây xăng “lạ”
Cây xăng “lạ” ở đây là những địa điểm lần đầu tiên bạn đổ xăng, cũng có thể là cây xăng mà bạn cảm thấy không tin tưởng. Hãy ước lượng xem bạn cần bao nhiêu xăng để hoàn thành chuyến đi và có thể đến được cây xăng “quen”.
7. Quan sát kỹ khi mua xăng
Thứ nhất, bạn có thể phát hiện được những biểu hiện bất minh của nhân viên trạm xăng. Thứ hai, bạn biết được đồng hồ xăng đã hiển thị đủ hay chưa, có bị nhảy số hay không. Một số cây xăng có “mánh” kéo dài dây bơm xăng ra xa để khách hàng khó quan sát đồng hồ, bạn cũng nên lưu ý.
Nếu phát hiện gian lận, dù không có bằng chứng cụ thể thì bạn cũng sẽ biết đường mà tránh cây xăng đó trong những lần mua xăng sau này. Ngoài ra có thể khuyến cáo người thân và bạn bè giúp họ không bị móc túi.
Clip thủ đoạn của nhân viên bơm xăng: