1. Ngủ đủ giấc
Cơ thể mỗi người có nhu cầu giấc ngủ khác nhau, có người cần ngủ nhiều, có người cần ngủ ít nhưng ngủ đủ thời gian thích hợp là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Ngủ quá nhiều hay quá ít đều có thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Vì vậy, tự dựa vào sức khỏe của mình để ngủ vừa đủ. Một giấc ngủ thường kéo dài từ 5 đến 8 tiếng tùy nhu cầu.
Nếu không biết mình ngủ bao nhiêu là vừa đủ thì nên tự tìm hiểu bằng cách mỗi ngày ngủ một số giờ nhất định, và tự rút ra xem hôm sau với giờ ngủ như thế nào khiến cơ thể cảm thấy thoải mái nhất. Từ đó, tập thói quen chỉ ngủ bằng đấy thời gian là dậy.
Về mùa đông, nhiều người muốn đi ngủ sớm nhưng ngủ quá sớm có thể dẫn tới ngủ quá nhiều lại cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi và khó tỉnh dậy vào sáng hôm sau.
2. Đặt quần áo ấm ngay gần giường
Vào mùa đông, bạn khó có thể chui ra khỏi chiếc chăn ấm áp do bạn sợ bị lạnh. Do đó, trước khi đi ngủ, bạn nên đặt một cái áo thật ấm áp ngay bên cạnh, khi dậy, có thể lấy luôn áo mặc để giữ ấm cho cơ thể khi chui ra khỏi chăn mà không sợ cảm giác lạnh giá của buổi sáng mùa đông.
Để đồng hồ báo thức xa giường ngủ sẽ giúp bạn tỉnh dậy nhanh hơn
3. Đặt đồng hồ báo thức xa tầm tay
Mặc dù bạn rất ngại phải chạy ra khỏi giường để tắt báo thức nhưng đây là việc bắt buộc phải làm nếu bạn muốn dậy sớm vào sáng mùa đông. Nếu để đồng hồ báo thức gần giường, bạn sẽ có động tác tắt đi và ngủ tiếp. Nhưng một khi đã chui ra ngoài để tắt, bạn sẽ không muốn phải chui ra lần thứ hai. Vì thế, hãy khoác áo ấm ra tắt đồng hồ báo thức và khởi đầu một buổi sáng dễ chịu.
4. Bật đèn ngay sau khi tắt báo thức
Ánh sáng trong phòng sẽ khiến bạn tỉnh táo hơn. Đặc biệt là ánh sáng tự nhiên của mặt trời lại càng làm cho bạn nhanh chóng tỉnh táp hơn, chính vì thế, hãy kéo rèm để ánh sáng chiếu vào phòng, bạn sẽ thấy một không khí buổi sáng dễ chịu và không muốn tiếp tục ngủ nữa. Nhờ đó, bạn sẽ tỉnh táo hơn, thực hiện các hoạt động buổi sáng nhanh hơn và cảm thấy khỏe khoắn hơn.
Các động tác kéo dãn cơ giúp cơ thể thoải mái hơn sau khi thức dậy
5. Tập các động tác kéo căng cơ thể
Một vài động tác khởi động buổi sáng cũng có tác động giúp bạn tỉnh táo và ấm người nhờ sự tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Nếu bạn ngại ra khỏi giường để tập thì có thể tập những động tác kéo căng cơ thể, vặn mình ngay tại giường để làm ấm người trước khi ra ngoài. Vương vai, duỗi chân, vặn lưng, bẻ các đốt ngón tay, chân…cũng sẽ là một cách giúp cơ thể được khoan khoái hơn và giúp bạn tỉnh táo hơn sau khi thức dậy.
6. Uống nước lạnh buổi sáng
Đêm hôm trước, hãy đặt một chai nước cạnh đồng hồ báo thức và tạo cho mình thói quen uống nước vào sáng sau khi ra tắt đồng hồ báo thức. Việc này sẽ giúp bạn tỉnh táo rất nhanh. Không bắt buộc phải để nước ấm, uống một cốc nước lạnh lúc đó sẽ “đánh thức” cả cơ thể bạn. Bạn cũng có thể làm sẵn cà phê hoặc bất cứ thức uống mà bạn ưa thích tại đó. Và nếu kiên nhẫn hơn, bạn có thể làm nóng chúng trước khi uống. Tất cả những việc này đều có tác dụng khiến bạn tỉnh táo nhanh chóng vào buổi sáng và không còn cảm giác buồn ngủ.
Nước lạnh giúp bạn tỉnh táo hơn
7. Tắm nước lạnh
Sau một vài phút vận động cơ thể và làm ấm người, hãy tắm nước nóng với vòi hoa sen. Việc này sẽ tăng cường lưu thông trong cơ thể nhanh hơn, đồng thời sau đó cũng ổn định nhiệt độ của cơ thể, giúp bạn cảm thấy ấm người hơn, tỉnh táo và khỏe khoắn hơn. Nếu có thể và thời tiết không quá lạnh thì việc tắm bằng nước lạnh sẽ càng làm cho bạn tỉnh táo hơn, vì nước lạnh có khả năng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên tắm nước ở nhiệt độ 10-15 độ C để cho cơ thể được sảng khoái nhất, tránh tắm nước quá lạnh sẽ dễ dẫn đến viêm phổi. Tắm nước nóng nhiều cũng khiến cho da khô, vì thế nên tắm xen kẽ nóng, lạnh để cho cơ thể được thoải mái nhất.
Ngoài ra, việc nghĩ về những dự định và kế hoạch trong ngày hoặc những chuyện vui cũng sẽ giúp bạn cảm thấy phấn chấn và tỉnh táo hơn rất nhiều để bắt đầu một ngày mới.
9.Ngủ một chút buổi trưa
Lý do chính tại sao mọi người thấy nó vô cùng khó khăn để thức dậy với tâm trạng vui vẻ vào buổi sáng là bởi vì chúng ta không được ngủ đủ giấc trong ngày.
Do đó, hãy ngủ một chút từ 20-30 phút vào buổi trưa, nó giúp làm giảm căng thẳng và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn. Chợp mắt một lúc vào buổi trưa cũng làm tăng hiệu quả làm việc vào buổi chiều hơn, vì thế, ít hay nhiều nên dành khoảng 15 phút cho một giấc nghỉ ngắn buổi trưa.
9. Ăn một bữa sáng đầy năng lượng
Bỏ qua bữa ăn đầu tiên trong ngày sẽ ảnh hưởng đến năng lượng hoạt động trong cả ngày của bạn. Bạn cần ăn bữa ăn sáng để có được quá trình trao đổi chất và năng lượng cho cơ thể của bạn. Một bữa ăn sáng đầy đủ và khỏe mạnh sẽ làm cho bạn tràn đầy sinh lực trong suốt cả ngày.
Ngoài ra, một cốc nước trái cây, một cốc sữa tươi, hoặc một cốc nước muối nhạt cũng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh cả ngày.
Mong rằng, với những mẹo trên đây sẽ giúp cho bạn có thể tỉnh táo nhanh hơn vào buổi sáng, đặc biệt là những ngày đông lạnh giá khi ngại phải chui ra khỏi chăn.
Tổng hợp
O.N