9 điều kiêng kỵ trong phong tục đám cưới ở Việt Nam

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Việt Nam vốn là một đất nước đi lên từ phong kiến nên có khá nhiều tục lệ, đặc biệt là trong lễ cưới.

Kiêng lấy người không hợp tuổi

Quan niệm kiêng lấy người không hợp tuổi mặc dù là quan niệm có từ xa xưa nhưng đến nay vẫn không ít người tin và làm theo. Lấy vợ lấy chồng là chuyện cả đời, không phải chỉ là một khoảnh khắc nên nhiều người cảm thấy sợ hãi nếu kỵ tuổi.

Theo quan niệm xưa, nếu vợ chồng hợp tuổi, hợp mệnh thì cuộc sống gia đình viên mãn, con cái sinh ra khỏe mạnh thông minh, làm ăn phát đạt, thuận lợi. Ngược lại, nếu đã kỵ tuổi, kỵ mệnh mà vẫn lấy nhau thì cuộc sống vợ chồng gặp nhiều khó khăn, biến cố thậm chí chia ly, hoặc một trong hai người sẽ phải chết.

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì những tuổi sau thuộc bộ tứ hành xung, không nên kết duyên vợ chồng:

+ Dần, Thân, Tỵ, Hợi

+ Tý, Ngọ, Mão, Dậu

+ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

Tuy nhiên, có trường hợp tuổi xung nhưng mệnh lại hợp. Vì vậy, khi tính tuổi hôn nhân, người ta không chỉ dựa vào tuổi mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như ngày sinh tháng đẻ với lý luận tương sinh, tương khắc và tương hỗ trong thuyết âm dương ngũ hành.

Kiêng lấy vào năm kim lâu của người nữ

Đây cũng là một trong những điều mà người Việt Nam thường kiêng khi dựng vợ gả chồng. Sau khi đã xem xem hai người có hợp tuổi, hợp mệnh hay không, gia đình bàn chuyện cưới hỏi và căn cứ vào tuổi của người vợ mà chọn ngày lành tháng tốt. Hầu hết mọi người đều kiêng lấy vợ lấy chồng vào tuổi kim lâu của người nữ.

Tuổi kim lâu là tuổi âm lịch có số đuôi là 1, 3, 6, 8. Dân gian thường tránh tổ chức cưới vào tuổi kim lâu của người nữ vì theo quan niệm, khi cưới vào năm kim lâu vợ chồng sẽ gặp khó khăn, quan hệ vợ chồng dễ bất hòa, lục đục, con cái sinh ra dễ bệnh tật… Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng, vẫn có thể tiến hành hôn lễ vào năm kim lâu nếu qua ngày Đông chí hoặc qua ngày sinh của vợ.

Kiêng cưới hỏi khi nhà đang có tang

Không ít lần chúng ta nghe về thủ tục “cưới chạy”, đó là vì sợ trong gia đình có đám tang. Đám cưới là việc vui, đại sự của gia đình nên khi nhà có người mới qua đời thường phải hoãn lại. Theo quan niệm, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu phải để tang ông bà 1 năm. Ngoài ra còn có thời hạn cụ thể dành cho các thành viên khác trong gia đình.

Hình thức cưới chạy tang cũng xuất hiện, khi trong gia đình đang có người bị bệnh, sắp qua đời hoặc qua đời nhưng chưa phát tang thì nhà trai sẽ đem lễ vật sang nhà gái hỏi cưới để tránh lỡ năm tốt, ngày tốt. Đám cưới lúc này sẽ chỉ tổ chức nhỏ, nội bộ trong hai gia đình với những người thân thiết nhất.

Kiêng tổ chức cưới khi chưa làm lễ ăn hỏi

Điều này có thể nghe rất kỳ lạ vì hầu hết mọi người Việt Nam đều tổ chức lễ ăn hỏi rồi mới đến lễ cưới chứ ít người cưới luôn và bỏ qua lễ ăn hỏi. Điều này bắt nguồn từ tục lệ của người Trung Quốc và chúng ta đã bị ảnh hưởng sau 1000 năm bị đô hộ.

Thực ra, phong tục cưới hỏi của người Việt xưa có đến 6 lễ chính: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh chứ không chỉ như bây giờ. Ngày nay, dù đã lược bỏ nhiều lễ nghi phức tạp, lễ cưới cũng vẫn phải có đầy đủ các lễ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt, lễ nạp cheo. Nhiều vùng miền và gia đình đã lược giản lễ dạm ngõ và lễ nạp cheo thế nhưng vẫn không thể thiếu lễ ăn hỏi trước khi tổ chức lễ cưới. Lễ ăn hỏi được tổ chức thể hiện sự tôn trọng nhà gái, thông báo rộng rãi với bà con là cô gái đã được nhà trai hỏi cưới một cách đường hoàng, trang trọng.

Kiêng cưới vào ngày, tháng không tốt

Mọi người thường có thói quen đi xem ngày, xem tháng để cưới hỏi chứ ít người cưới theo kiểu tiện ngày nào cưới ngày đó. Lý do cũng bởi vì quan niệm tâm linh của người Việt khá phức tạp và người xưa quan niệm rằng nếu cưới vào ngày tháng không tốt thì sau này sẽ khó mà sống hòa hợp.

Việc xem ngày tháng cưới hỏi thường được những bậc cao niên có kiến thức và kinh nghiệm về phong thủy xem xét. Ngày cưới đẹp thường là ngày hoàng đạo, tránh những ngày tam tai, sát chủ, ngày rằm… Ngoài ra tháng 7 Âm lịch, với tích Ngưu Lang Chức Nữ chia ly cộng với thời tiết mưa bão nên dù trong tháng có ngày hoàng đạo cũng nên kiêng cữ.

Kiêng làm vỡ, bể đồ đạc trong ngày cưới

Người ta thường nói “ma chê, cưới trách”. Trong lễ cưới, bởi vì gia chủ có rất nhiều việc nên sẽ không thể chu toàn được tất cả. Tuy nhiên, dù có không chu toàn như thế nào thì người xưa cũng kiêng làm vỡ, bể đồ đạc vì dường như đó là dấu hiệu của vợ chồng xẩy ra bất hòa, đổ vỡ, chia ly.

Trong ngày cưới, các cặp vợ chồng nên cẩn thận, kiêng làm vỡ gương, vỡ ly cốc hay làm gãy đũa. Nếu lỡ xẩy ra thì nên mời thầy giải hạn để tránh những bất trắc về sau.

Kiêng mẹ đưa con gái về nhà chồng

Thời phong kiến, với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, việc cưới hỏi thường là bắt ép, người mẹ thương con gái bị gả đi xa nên thường thấy cảnh hai mẹ con ôm nhau khóc. Quan niệm người xưa cho rằng nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến điều không tốt nên thường không cho người mẹ đi theo tiễn con gái về nhà chồng. Các cô dâu khi ra khỏi nhà cũng không được khóc và ngoái nhìn lại.

Ngày nay, dù việc cưới hỏi hoàn toàn trên phương diện tự nguyện, không còn cảnh mẹ con bịn rịn, khóc lóc nhưng nhiều gia đình vẫn giữ vững phong tục này. Hầu hết khi rước dâu, bạn sẽ không thấy bóng dáng mẹ đâu cả.

Kiêng mẹ chồng chạm mặt con dâu khi rước dâu về nhà

Khi đoàn rước dâu về tới đầu ngõ, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác để cô dâu bước vào nhà. Điều này ngụ ý rằng mẹ chồng vẫn nắm quyền hành trong nhà, không muốn con dâu thay thế. Theo quan niệm dân gian, bình vôi là biểu hiện của tài sản trong nhà, hình thức nắm giữ bình vôi chính là nắm giữ tài sản. Ngày nay, tục ăn trầu đã mai một, thay vì cầm bình vôi, người mẹ sẽ cầm chùm chìa khóa thay thế. Khi hai họ đã yên vị được một lúc thì mẹ chồng mới xuất hiện để đón con dâu và đi chào, cảm ơn hai họ.

Cô dâu kiêng xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Vào ngày đón dâu, cô dâu sẽ phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không được ló mặt ra ngoài cho tới khi chú rể bước vào, tặng hoa cưới và đón cô dâu ra chào họ hàng. Theo nhiều gia đình, nếu cô dâu xuất hiện sớm để gia đình nhà trai thấy mặt trước chú rể, cô dâu sẽ mất duyên và không còn được coi trọng sau đám cưới.

G.H

(tổng hợp)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Cuộc sống

Bia Chimay - lựa chọn bia nhập khẩu cao cấp biếu tặng dịp Tết 2025

Bia Chimay - lựa chọn bia nhập khẩu cao cấp biếu tặng dịp Tết 2025

Bia Chimay là biểu tượng của dòng bia Trappist, một trong những dòng bia cao cấp nhất thế giới, được sản xuất tại tu viện Scourmont, Bỉ. Dịp Tết 2025, bia Chimay trở thành món quà độc đáo và sang trọng, phù hợp để thưởng thức trong gia đình hoặc dành tặng bạn bè, đối tác.
So sánh máy hút sữa Imani và Medela nên mua loại nào?

So sánh máy hút sữa Imani và Medela nên mua loại nào?

Cả Imani và Medela đều là những thương hiệu nổi tiếng đình đám trên toàn thế giới và được nhiều người yêu thích sử dụng. Trong bài viết này,Websosanh.vn sẽ so sánh máy hút sữa Imani và Medela một cách chi tiết để giúp các mẹ hiểu rõ và đưa ra lựa chọn sáng suốt.