1. Bị cảm lạnh nên ăn gì
1.1. Súp gà
Súp gà là lựa chọn hàng đầu trong danh sách món ăn trị cảm lạnh được nhiều người đánh giá cao. Bởi trong súp gà chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất, protein, calo là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đặc biệt khi bị cảm lạnh. Khi bị sốt, cơ thể cần nhiều hơn lượng chất lỏng. Chính vì thế, hãy lựa chọn súp gà bởi món ăn này có dạng lỏng, chứa lượng chất điện giúp giảm các triệu chứng cảm sốt ở người bệnh.
Ăn 1-2 bát súp gà khi cảm lạnh còn giúp làm sạch chất nhầy mũi hiệu quả, ức chế bạch cầu trung tính của cơ thể, giảm thiểu triệu chứng ho, nghẹt mũi.
Súp gà tốt cho người bị cảm lạnh.
1.2. Trái cây chứa nhiều vitamin C
Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ điều trị bệnh cảm lạnh hiệu quả. Đứng đầu danh sách này là họ nhà cam như chanh, cam, quýt và các loại quả khác như kiwi, dâu tây, dứa, đu đủ. Những thực phẩm này sẽ giúp giảm các triệu chứng sốt, mệt, mất nước ở người cảm lạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
1.3. Trái cây có chất oxy hóa
Việt quất, dâu tây, anh đào, nho là những loại trái cây nhập khẩu nhiều chất dinh dưỡng, chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Khi bị cảm lạnh ăn gì, nên bổ sung những loại quả này để phục hồi nhanh chóng, giảm viêm, hạ sốt, hạn chế cholesterol xấu. Mỗi ngày ăn lượng trái cây có chất chống oxy hóa thường xuyên để hỗ trợ miễn dịch chống lại các vi khuẩn gây hại đồng thời có được một sức khỏe tốt.
Trái cây chống oxy hóa giúp phục hồi nhanh cho người cảm lạnh.
1.4. Tỏi
Tỏi có tác dụng giải cảm tốt bởi trong tỏi có chứa các hợp chất allicin, các chất chống viêm, kháng khuẩn tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, hạn chế virus gây bệnh. Đây cũng là một gia vị phổ biến trong danh sách cảm lạnh nên ăn gì được các chuyên gia y tế khuyên bổ sung trong thực đơn ăn hàng ngày. Bạn có thể sử dụng tỏi làm các món xào, ngâm tỏi, ăn tỏi sống. Ngoài ra tỏi đen được mệnh danh là dược liệu trị bệnh hiệu quả bạn nên dùng để bồi bổ cơ thể.
1.5. Thực phẩm tăng nhiệt
Các thực phẩm tăng nhiệt cơ thể như tiêu, ớt có vị cay nồng sẽ giúp bạn thông mũi tốt hơn khi bị cảm lạnh, khiến việc hô hấp không quá khó chịu. Nếu cảm thấy ngột ngạt, khó thở khi bị cảm lạnh hãy thử ngay thực phẩm tăng nhiệt. Tuy nhiên, đâu chỉ là giải pháp tức thời, hãy sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trị cảm lạnh khác để có kết quả tốt.
Thực phẩm tăng nhiệt làm nóng người, hạn chế các triệu chứng cảm lạnh.
1.6. Gừng
Gừng nằm trong danh sách thực phẩm ấm, kháng viêm, hạn chế virus gây bệnh nên tốt cho người bị cảm lạnh, ho. Gừng có thể được sử dụng nhiều cách khác nhau như ngậm, ăn, uống cùng nước nóng chanh, mật ong. Lưu ý, sử dụng một lượng gừng vừa phải để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái.
1.7. Sữa, phô mai, bơ
Sữa và các sản phẩm từ sữa có lợi cho sức khỏe của người bị cảm lạnh, giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe tốt. đứng trong danh sách bị cảm lạnh ăn gì. Bởi các thực phẩm này chứa lượng protein cao, nhiều canxi, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong sữa chua còn chứa nhiều vi sinh vật có lợi hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
1.8. Nước dừa
Trong nước dừa chứa nhiều kali, vitamin C giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, bổ sung chất điện giải cần thiết khi cơ thể bị cảm lạnh. Bổ sung nước dừa còn giúp bổ sung các chất như axit caprylic, axit lauric giúp hạn chế vi khuẩn, tốt cho người bị cảm lạnh. Đây cũng là cách bổ sung chất lỏng cần thiết cho cơ thể.
Nước dừa bổ sung nước cho người bị cảm lạnh.
1.9. Trà nóng
Trà nóng cũng có tác dụng thông mũi tương tự súp gà, các thực phẩm tăng nhiệt. Thưởng thức những ly trà còn nóng để làm sạch xoang, chất nhầy trong mũi, giúp thông mũi tự nhiên. Trong trà cũng chứa chất polyphenol, tannin có lợi cho sức khỏe trong việc chống viêm, chống oxy hóa.. Bạn nên sử dụng các loại trà xanh, trà hoa để dậy lên mùi thơm và giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
1.10. Chuối
Bổ sung loại trái cây chất lượng, tươi ngon nội địa trong danh sách bị cảm lạnh nên ăn gì để đảm bảo cơ thể có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Chuối chứa lượng lớn kali, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng năng lượng cho cơ thể, dịu cổ họng.
1.11. Yến mạch
Bột yến mạch chứa lượng lớn chất xơ cần thiết cho cơ thể. Không những thế, trong yến mạch còn chứa protein tăng sức đề kháng, trị cảm cúm hiệu quả. Bạn có thể tham khảo cách chọn các loại sữa từ hạt để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
1.12. Bơ
Quả bơ chứa lượng lớn vitamin, axit oleic, khoáng chất có tác dụng hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch, giảm viêm, tốt cho bệnh nhân cảm lạnh. Không những thế, trong quả bơ còn chứa một lượng chất dinh dưỡng tốt cho đề kháng của cơ thể. Sử dụng bơ chế biến các món ăn giảm cân cho hiệu quả rõ rệt.
Món ăn ngon từ bơ sáp.
1.13. Yogurt
Yogurt hay còn được gọi là sữa chua có lợi cho hệ tiêu hóa, đường ruột cơ thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh của cơ thể. Lượng Probiotic có trong sữa chua là chất tốt giảm sốt, chống viêm, làm mát cơ thể nên bổ sung khi bị cảm lạnh. Bổ sung 1-2 lọ yaourt mỗi ngày để có được hệ tiêu hóa và miễn dịch khỏe mạnh nhất.
1.14. Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh có lượng vitamin, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong việc xây dựng và bảo vệ hệ miễn dịch để chống lại tác nhân môi trường. Bổ sung các thực phẩm này để cơ thể luôn khỏe mạnh, phục hồi nhanh chóng cho bệnh nhân cảm lạnh.
1.15. Cá hồi
Cá hồi chứa một lượng lớn protein, omega 3 giúp chống viêm tốt. Các loại chất này không dễ tìm ở nhiều thực phẩm khác. Chú ý lựa chọn danh sách bị cảm lạnh nên ăn gì để tăng đề kháng cơ thể, có được sức khỏe ổn định.
Cá hồi.
2. Bị cảm lạnh không nên ăn gì
2.1. Cafein
Khi bị cảm lạnh, bổ sung thêm nhiều chất lỏng cho cơ thể là hết sức cần thiết. Tuy nhiên nên hạn chế các loại thức uống chứa cafein và cồn vì không những gây hại cho sức khỏe, chúng còn làm cơ thể bạn bị mất nước hơn làm tình trạng bệnh cảm lạnh càng nặng hơn đó.
2.2. Hạn chế đường
Các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, mứt… nên hạn chế sử dụng đặc biệt khi bạn bị cảm lạnh. Bởi đường làm yếu đi các tế bào bạch cầu chống viêm nhiễm, gây ra các biểu hiện sưng viêm không tốt cho cơ thể.
Ăn nhiều đường có hại cho sức khỏe.
2.3. Thức ăn nhanh hoặc thực phẩm chế biến sẵn
Muốn bệnh cảm lạnh nhanh khỏi thì bạn nên nói không với thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn. Bởi các thực phẩm này chứa một lượng fructose cao, mì chính, chất tạo màu, chất bảo quản và nhiều hóa chất có hại cho sức khỏe. Thay vào đó nên lựa chọn các thực phẩm được chế biến an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.4. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ thường khó tiêu hơn đặc biệt với người bị cảm lạnh, dễ gây chướng bụng, đầy hơi. Chính vì thế, nó đứng đầu trong danh sách cảm lạnh không nên ăn gì cần chú ý. Chế biến và nấu các món ăn bằng nồi chiên không dầu tiện dụng để hạn chế được lượng dầu mỡ không cần thiết.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ không tốt cho người bị cảm lạnh.
2.5. Bánh mì
Bánh mì chứa một lượng tinh bột chế biến cao không tốt cho người bị cảm lạnh. Bởi lượng tinh bột chế biến này có khả năng chuyển hóa thành đường nhanh, tăng đường huyết của cơ thể vì thế không tốt cho hệ miễn dịch.
2.6. Nước nho
Khi bị cảm lạnh bạn cũng nên hạn chế sử dụng nước nho. Bởi trong nước nho cũng chứa một lượng đường lớn, không tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể khi suy yếu.
2.7. Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng là thực phẩm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, khi bị cảm cúm thì bạn nên cân nhắc với thực phẩm này. Bởi trong bơ đậu phộng chứa nhiều đường, protein không tốt cho việc hạ sốt, kiểm soát tình hình bệnh.
Bơ lạc.