Khuyến cáo: Các sản phẩm bia chỉ dành cho người trên 18 tuổi.
Tết đến xuân về, mọi người thường quây quần bên gia đình, cùng nhau ăn những bữa cơm ấm cúng dịp cuối năm và chào đón một năm mới lại sang. Vào các buổi tiệc như thế, không thể nào thiếu “người bạn tâm giao” như các loại thức uống có cồn được. Và khi đó, mọi người thưởng thức bia rượu như một loại nước giải khát được ưa chuộng. Bên cạnh đó, nếu như không thể uống được loại bia truyền thống thì có thể cân nhắc đến bia không cồn – một loại bia chay nhưng vẫn có hương vị đậm đà, thơm ngon.
1. Khái niệm bia không cồn là gì?
Đối với dân nhậu mà nói, việc họ uống bia rượu là để có thể dễ dàng và thỏa sức giải tỏa những muộn phiền, lo âu trong cuộc sống. Hay đơn giản hơn thế là họ chỉ đang muốn kể về những câu chuyện về cuộc đời mình mà lúc tỉnh táo hay bình thường họ sẽ chẳng thể tâm sự được với ai. Tuy nhiên, sau những hoạt động vui chơi giải trí bằng thức uống có cồn thì họ khó có thể kiểm soát hành động và lời nói của mình, dẫn đến nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, một vấn đề luôn được quan tâm.
Chính vì như thế nên việc đưa ra các quy định quản lí nghiêm ngặt về việc uống bia rượu luôn là một hành động vô cùng đúng đắn của nhà nước. Từ đó, bia không cồn xuất hiện nhưng chưa phát triển ở Việt Nam. Dần dần nhu cầu uống bia chay của người dân ngày càng cao nên bia không cồn cũng thịnh hành và được nhiều người biết đến hơn trước.
Bia không cồn hay còn được gọi là bia thuần chay, có độ cồn cực thấp, thấp hơn bia truyền thống (độ cồn không quá 0.5%). Các nguyên liệu và quy trình chế biến, sản xuất ra bia không cồn thì vẫn tương tự như các loại bia có cồn truyền thống. Chỉ khác ở chỗ, nếu bia truyền thống được sản xuất và đóng chai ngay sau quá trình nấu hay lên men,… thì bia không cồn lại cần phải trải qua các quá trình xử lý chặt chẽ, kiểm soát và đảm bảo hết cồn trước khi đóng chai xuất ra thị trường.
2. Bia không cồn có tác dụng gì?
Bia thuần chay còn được xem là loại một trong những loại thức uống lên men với truyền thống sản xuất và tồn tại lâu đời. Bên cạnh đó, bia không cồn còn có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao với một mùi vị thơm, ngon và chứa đựng những chất bổ dưỡng như chất đạm và đặc biệt là đạm hòa tan chiếm tỷ lệ khoảng 8 – 10% chất tan, trong đó còn bao gồm: protein, peptid và amino acid, glucid tan (70% là dextrin, pentosan), vitamin: B1, B2, PP, chất khoáng… cùng hàm lượng CO2 tạo nên nhiều bọt khí hơn khi rót bia. Đây đều là những đặc tính vô cùng ưu việt của bia thuần chay. Bên cạnh đó, bọt CO2 còn giúp ta giảm đi cơn khát tức thì và giúp tiêu hóa lượng thức ăn mà ta tiếp thu.
Các nhà khoa học cũng đã tìm ra được công dụng tuyệt vời của bia không cồn, đó chính là làm gia tăng lượng các chất chống oxy hóa trong máu người uống, có thể bảo vệ tim mạch. Bên cạnh đó, vitamin 6 trong bia không cồn còn loại bỏ được nguy cơ mắc bệnh tim.
3. Bia không cồn – Bia chay tuy hay nhưng không dành cho tài xế
Những ngày đầu khi làn sóng bia không cồn bắt đầu xuất hiện trên thị trường, nhiều tài xế thường hay lái xe đã vô cùng hào hứng với loại đồ uống thuần chay mới được ra mắt với một hy vọng có thể vừa được uống thoải mái, lại vừa có thể giữ an toàn cho bàn thân và người khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Thế nhưng đời không như mơ khi các xế vẫn bị bắt và phạt vì trong hơi thở có nồng độ cồn dù trước đó chỉ sử dụng qua các loại bia đã được dán nhãn “không cồn”. Việc này đã làm hoang mang dư luận và có sự nghi ngờ trước loại bia thuần chay này.
Trên thực tế, khi những nhãn hiệu bia không cồn được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, một số loại bia chay này vẫn chứa một lượng rất nhỏ cồn, với nồng độ và tỷ lệ tùy thuộc vào xuất xứ. Dù các loại chỉ có tỷ lệ nồng độ cồn từ 0,5% trở xuống nhưng lại có thể làm cho người uống “say” tương tự như khi ăn chuối chín (cũng có tỷ lệ nồng độ cồn khoảng 0,5% hoặc % thấp hơn). Tuy nhiên, sau khi thưởng thức xong một két loại bia không cồn này, các tình hình trên thực tế có thể sẽ thay đổi.
Với quy định của luật an toàn giao thông gần như mang tính tuyệt đối, sẽ không quá khó để có thể thấy rằng một số loại bia dù được dán nhãn “không cồn” vẫn có thể sẽ khiến các tài xế phải đối diện với các nguy cơ bị xử phạt nếu mức uống quá nhiều hoặc loại bia thuần chay được chọn có tỷ lệ và nồng độ cồn cao hơn tính toán.
Chính vì như thế, dù ta có uống những loại bia nào trước khi điều khiển phương tiện giao thông, mỗi tài xế đều nên chủ động tìm hiểu thật kỹ lưỡng các thành phần cũng như xuất xứ và nơi sản xuất để có thể chắc chắn rằng tỷ lệ nồng độ cồn chỉ dừng lại ở mức 0%. Bên cạnh đó, cần hạn chế và tránh tối thiểu việc uống quá nhiều các loại nước uống có cồn ngay cả đối với các loại bia thuần chay để có thể đảm bảo được sức khỏe của bản thân và gia đình cho một hành trình dài “đi tới nơi, về tới chốn” sau đó.
Nhìn chung, các tài xế khi đã uống rượu, bia thì khi có cồn hay không cồn vẫn không nên lái xe để đảm bảo an toàn cho tính mạng của bản thân cũng như cộng đồng.