Bugi xe máy loại nào tốt?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bugi phải phù hợp với động cơ của xe máy để có được hiệu quả hoạt động tốt nhất

Là một bộ phận quan trọng trên xe máy, không ai là không biết đến bugi với vai trò đánh lửa để đốt hỗn hợp khí và khởi động xe máy.

Tuy vậy, nhưng thực chất không ai cũng nắm rõ về vai trò thực sự của bugi xe máy, bugi xe máy có những tác dụng gì, và nên chọn loại bugi nào phù hợp với xe máy của bạn nhất là vấn đề nhiều người thắc mắc.

Bugi xe máy có tác dụng gì?

Bugi có vai trò quan trọng trong việc khởi động máy

Bugi có vai trò quan trọng trong việc khởi động máy

Bugi là bộ phận cuối cùng của hệ thống đánh lửa. Và có nhiệm vụ rất quan trọng là phát sinh được tia lửa điện giữa hai điện cực ( cực trung tâm và cực bên nối mát), để đốt cháy hỗn hợp không khí – xăng từ chế hòa khí đã được nạp vào buồng đốt.

Là bộ phận “cửa ngõ” của động cơ, do đó, thông qua bugi người ta có thể chẩn đoán nhiều lỗi hỏng hóc liên quan đến động cơ của xe máy.

Tham khảo nhìn màu bugi đoán bệnh xe máy

Các thông số khắc trên bugi nói lên điều gì?

Bạn có thể chọn bugi phù hợp với xe máy thông qua việc đọc các thông số trên bugi

Bạn có thể chọn bugi phù hợp với xe máy thông qua việc đọc các thông số trên bugi

Nhiều người nghĩ rằng tất cả các loại xe máy đều dùng chung một loại bugi, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Mỗi chiếc bugi của mỗi chiếc xe máy khác nhau không hoàn toàn giống nhau, bạn có thể tự biết điều này thông qua việc đọc các thông số có trên thân của bugi

Thông thường 1 bugi được khắc 7 ký tự, ví dụ:

B_P_R_6_E_S_-11

+) Ký tự thứ nhất (B)

Ký tự này cho ta biết đường kính ren và lục giác (quyết định việc ta có thể mở bằng chì khóa số mấy), cụ thể, từng ký tự quy định mức kích thước khác nhau:

A: Tương ứng với đường kính ren 18mm

B:Tương ứng với đường kính ren14mm

C: Tương ứng với đường kính ren10mm

D:Tương ứng với đường kính ren12mm

E: Tương ứng với đường kính ren 8mm

AB: Tương ứng với đường kính ren 18mm

BC: Tương ứng với đường kính ren 14mm

BK: Tương ứng với đường kính ren 14mm

DC: Tương ứng với đường kính ren 12mm

Như vậy trong trường hợp ví dụ trên, thì loại bugi này có đường kính ren là 14mm

+) Ký hiệu thức 2 (P)

Ký tự này cho ta biết về đặc điểm cấu tạo, chủ yếu liên quan tới hình dạng của điện cực trung tâm

Các ký tự thường thấy ở vị trí này gồm:

P: Loại cách điện lộ ra ngoài

M: Bugi loại nhỏ

U: Rãnh bề mặt, rãnh nửa bề mặt hay rãnh phụ

Như ví dụ trên đây cho ta thấy bugi là loại có phần cách điện lộ hẳn ra bên ngoài.

+) Ký hiệu thức 3 (R)

Đây là ký tự quy định đến điện trở trong bugi, quy định về chất lượng của bugi

Các ký hiệu thường thấy ở vị trí này gồm:

R: Loại điện trở

Z: Loại điện trở cảm ứng

Không ghi gì: Bugi không có điện trở

Như trường hợp ví dụ thig bugi thuộc dạng có điện trở

+) Ký hiệu thứ 4 (6)

Ký hiệu thứ 4 là ký hiệu rất quan trọng vì cho ta biết về chỉ số nhiệt của bugi:

Các cấp độ nhiệt trên bugi dao động trong khoảng từ 2 đến 10, số càng lớn thì mức nhiệt càng lạnh, và ngược lại. Do vậy, số 2 sẽ biểu thị bugi có chỉ số nóng lớn nhất và 12 là bugi có chỉ số nhiệt lạnh nhất

Xe đua thường sử dụng chỉ số nhiệt từ 9 trở lên, còn xe thông thường thì sử dụng ở mức 6 hoặc 7.

+) Ký hiệu thứ 5 (E)

Ký tự này cho biết chiều dài phần ren: nếu không ghi thì tự hiểu là 12mm đối với đường kính ren 18mm và 9,5mm đối với đường kính ren 14mm

L: 11,2mm

H: 12,7mm

E: 19,0mm

EH: 19mm nửa răng

+) Ký hiệu thứ 6 (S)

Chỉ đặc điểm chế tạo:

S (SA ): lọai thường

A hoặc C: lọai đặc biệt

GP hoặc GV: dùng cho xe đua có điện cực làm bằng kim lọai hiếm

P: có điện cực làm bằng platin

Ngoài ra, còn có nhiều ký hiệu khác nhau, và có từng quy ước của từng nhà sản xuất. Loại xe máy thông thường của người dân Việt Nam sử dụng thường là loại tiêu chuẩn (S)

+) Ký hiệu thứ 7 (-11)

Ký tự này cho biết về khoảng đánh lửa của bugi, các khoảng đánh lửa thường thấy trên các bugi cụ thể như sau:

– 9: 0,9mm

– 11: 1,1mm

– 13: 1,3mm

– 15: 1,5mm

Nếu không ghi thì thường là các loại bugi dành cho xe gắn máy với các khoảng cách đánh lửa 0,7 mm hoặc 0,8 mm

Có những loại bugi nào?

2 loại bugi cơ bản là bugi nóng và bugi nóng

2 loại bugi cơ bản là bugi nóng và bugi nóng

Phụ thuộc vào khoảng cách đánh lửa mà bugi có các đặc tính tản nhiệu khác nhau: nếu càng lớn và sâu thì khả năng tản nhiệt của bugi càng kém; ngược lại nếu càng nhỏ và cạn thì khả năng tản nhiệt của bugi càng nhanh.

Qua đó, các nhà sản xuất bugi chia bugi ra làm hai loại dựa trên khả năng tản nhiệt của chúng( hay theo khoảng cách đánh lửa) : Bugi loại nóng và bugi loại nguội.

– Bugi loại nguội: Loại bugi này có khả năng tản nhiệt nhanh và dễ làm nguội.

– Bugi loại nóng: Loại bugi này có khả năng tản nhiệt khó và dễ bị làm nóng lên.

Bugi phải tương thích với động cơ của máy, và mỗi loại động cơ hoạt động trong một dải nhiệt nhất định, bugi phải là loại chuyên dùng trong dải nhiệt độ đó.

Vì bugi có cùng dải nhiệt độ với động cơ ảnh hưởng nhiều đến hiệu qủa cháy – giản nở, đến công suất của động cơ, cũng như có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của các chi tiết trong động cơ hoặc thậm chí có thể gây hư hỏng động cơ, nếu sử dụng bugi có dải nhiệt độ không đúng (nguội quá hoặc nóng quá) cho động cơ đó.

Bugi loại nào tốt?

NGK là loại bugi được nhiều người Việt sử dụng

NGK là loại bugi được nhiều người Việt sử dụng

Bugi tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng tương thích của nó với xe máy của bạn, cụ thể:

+) Bugi loại nóng : Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp( phân khối nhỏ), tốc độ động cơ không cao, xe thường xuyên chạy tốc độ thấp, chạy các quãng đường ngắn, tải nhẹ.

+) Bugi loại nguội : Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao( phân khối lớn), tốc độ động cơ thường hoạt động ở chế độ cao, xe thường xuyên chạy ở tốc độ cao, chạy các quãng đường dài, tải nặng.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Tin tức về Xe máy

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!