Điều trị hôi miệng do nguyên nhân răng miệng
Nếu bạn bị bệnh hôi miệng do nguyên nhân từ răng miệng thì điều mà bạn cần làm chính là chú ý đến các vấn đề vệ sinh răng miệng. Bạn hãy thực hiện một số điều sau đây:
– Đánh răng sau khi ăn vì sau khi ăn các mảng bám sẽ bắt đầu hình thành trên răng, không những làm bạn bị sâu răng mà còn khiến cho hơi thở của bạn trở nên hôi và khó chịu.
– Lấy cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng. Nếu thức ăn bám vào các kẽ răng, để qua đêm sẽ khiến cho hơi thở nặng mùi.
– Dùng chỉ nha khoa (Dental Floss) để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó. Không nên dùng tăm vì nó có hại cho răng và nướu.
– Điều trị sâu răng, viêm nướu, các bệnh lý trong miệng. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến răng miệng bạn cần phải điều trị tận gốc. Hôi miệng chỉ là một trong những hậu quả mà bệnh răng miệng để lại.
– Giữ miệng ẩm bằng cách uống nước.
– Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo lưỡi nhưng tránh gây cho lưỡi bị thương tích.
– Nếu mang răng giả cần vệ sinh đúng cách.
– Đi khám nha sĩ đều đặn mỗi 6 tháng để cạo vôi răng và khám các bệnh răng miệng.
Điều trị các bệnh liên quan đến xoang, gan, thận – nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng cũng có thể là hậu quả của việc bạn bị bệnh xoang hoặc các bệnh liên quan đến gan, thận. Vì vậy, nếu muốn chữa trị hôi miệng tận gốc, bạn cần phải điều trị những nguyên nhân gây bệnh trước đã. Chắc rằng, nếu bị xoang hay gan, thận, bạn sẽ có các toa thuốc và các biện pháp chữa trị thích hợp. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ nghi ngờ mình mắc các chứng bệnh trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị thích hợp.
Điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày – thực quản
Viêm dạ dày, đau đại tràng, viêm gan mật hay một số bệnh lý khác liên quan đến đường tiêu hóa chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng. Vì vậy, nếu muốn trị hôi miệng dứt điểm, bạn cần phải điều trị những bệnh trên trước.
Tránh ăn các thức ăn gây hôi miệng
Đôi khi hôi miệng cũng là hậu quả của việc bạn ăn các thức ăn không lành mạnh. Nếu bạn ăn nhiều thức ăn có chứa dầu gây hôi miệng như thực phẩm giàu chất đạm, đồ ăn ngọt. các loại gia vị, miệng của bạn sẽ có mùi hôi rất khó chịu. Việc bạn cần làm đơn giản là hạn chế ăn các loại thức ăn trên.
Bỏ thuốc lá
Thuốc là là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng. Nếu bạn không muốn có hơi thở khó chịu nữa thì lời khuyên dành cho bạn là hãy bỏ thuốc lá đi!
Một số bài thuốc dân gian chữa hôi miệng
– Trị hôi miệng bằng quế: Quế chứa tinh dầu aldehyle cinnamic nên giúp mùi hôi trong miệng giảm dần, đồng thời ức chế số lượng vi khuẩn có hại trong miệng của bạn. Bạn dùng phương pháp này 2 lần mỗi ngày và liên tục trong 20 – 30 ngày, tự khắc mùi hôi sẽ giảm dần và biến mất hẳn.
– Chữa hôi miệng bằng tinh dầu cây tràm: Là loại cây mọc chủ yếu ở miền Trung, miền Nam nước ta, tinh dầu cây tram là thuốc bệnh chữa hôi miệng hiệu quả nhất theo nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Tinh dầu cây tràm có tính sát khuẩn cao giúp loại bỏ những vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Đồng thời, hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu tram khiến hơi thở của bạn thơm mát.
Cách dùng: Nhỏ một – hai giọt tinh dầu tram vào bàn chải đánh răng, chải răng hàng ngày. Bên cạnh đó, hỗn hợp tinh dầu tram và nước cốt bạc hà – thuốc chữa bệnh hôi miệng nhanh chóng.
– Chữa hôi miệng bằng đinh hương:Một trong những công dụng của đinh hương là làm thuốc chữa bệnh hôi miệng. Cây đinh hương có tính khử trùng tốt, tốt cho sức khỏe răng –miệng và đang được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng.
Cách dùng: Ngâm những mảnh đinh hương xe nhỏ cho mềm. Sau đó, cho vào miệng ngậm, nhai khoảng 1- 1.5 phút. Làm như vậy nhiều lần trong ngày và khoảng vài tháng, bạn sẽ nhận được kết quả đáng kinh ngạc.
– Chữa hôi miệng bằng chanh: Ít ai biết, quả chanh là thuốc chữa hôi miệng. Trong chanh có hàm lượng aixit cao, giúp làm sạch khoang miệng. Sử dụng dung dịch nước cốt chanh và mật ong uống hàng ngày để có hơi thở thơm mát. Ngoài ra, súc miệng bằng nước cốt chanh vào mỗi buổi sáng cũng là biện pháp chữa hôi miệng nhanh.
Hỗn hợp chanh – muối: Đây là thuốc chữa hôi miệng mà bạn có thể tự làm tại nhà. Nước cốt chanh và muối, pha với nước lọc nếu bạn không chịu được độ chua của chanh và dùng làm nước súc miệng hàng ngày.
– Chữa bệnh hôi miệng bằng lá bạc hà: Với tính mát, thơm mát, từ lâu bạc hà được sử dụng làm thuốc chữa bệnh hôi miệng. Có nhiều bài thuốc được bào chế từ lá bạc hà. Một trong số đó là dùng lá bạc hà tươi, càng già càng tốt, giã dập, lấy nước cốt. Hòa với nước lọc theo tỉ lệ 1: 3. Dùng làm nước súc miệng hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn sống lá bạc hà cũng có tác dụng chữa hôi miệng.
– Chữa bệnh hôi miệng bằng rau mùi tây:Trong rau mùi tây chứa nhiều chất diệp lục có khả năng hạn chế các tác nhân gây mùi ở khoang miệng. Dùng lá mùi tây nhúng trong giấm và nhai trong khoảng 2 phút. Bên cạnh đó, bạn có thể lấy nước ép của lá mùi tây để ngậm.
– Dùng dầu dừa chữa bệnh hôi miệng:Trước khi dùng dầu dừa nên đánh răng thật kỹ, sau đó ngậm 2 muỗng dầu dừa nguyên chất trong 10-15 phút, khi ngậm dầu dừa giữ cơ thể ở tư thế thẳng đứng không được nằm vì dầu dừa có thể lọt vào cổ họng gây sặc. Tác dụng của dầu dừa là loại trừ các vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Lưu ý nên sử dụng dầu dừa nguyên chất để được kết quả như ý muốn.
– Dùng rượu hạt cau chữa bệnh hôi miệng: Rượu hạt cau nghe có vẻ lạ nhưng lại có tác dụng chữa hôi miệng bất ngờ. Ngậm rượu hạt cau trong miệng từ 5-10 phút. Ngoài điều trị hôi miệng, rượu hạt cau còn có thể chữa được các bệnh đau nhức chân răng. Cần lưu ý sau khi ngậm rượu hạt cau không phải súc miệng lại bằng nước lọc. Có thể mua rượu hạt cau ở các nhà thuốc đông y.
– Dùng giấm táo mèo: Dùng giấm táo pha với mật ong, cách dùng như sau: tỷ lệ pha giữa giấm táo và mật ong là 1:1, pha vào nước sôi, để nguội, lấy nước này súc miệng. Táo mèo có tính ấm, kinh can tì, vị, giúp tăng cường tiêu hóa, tăng bài tiết dịch mật, dịch vị. Dùng giấm táo mèo chữa hôi miệng hỗ trợ tiêu hóa phù hợp với nhiều lứa tuổi và dễ thực hiện.
– Dùng lá ngò gai:Lá ngò gai có tác dụng chữa hôi miệng khá hiệu quả. Lấy một nắm lá ngò gai sắc thành nước súc miệng, dùng 5-6 ngày sẽ thấy được hiệu quả. Hoặc dùng ngò gai trong các bữa ăn hàng ngày cũng giúp chữa hôi miệng.
Các bài thuốc đông y chữa hôi miệng như:
– Đương quy, đơn bì, hoàng liên, thăng ma, sinh đại đem nấu lại thành nước uống 2 lần/ngày. Công dụng của bài thuốc này giúp giải nhiệt miệng, dành cho người bị viêm loét miệng, chảy máu chân răng, lưỡi khô gây ra triệu chứng hôi miệng.
– Ngậm quả mai phơi khô, công dụng của bài thuốc này là chữa khô miệng, thanh nhiệt giải độc, sát trùng. Đây là cách chữa đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn chi phí.
G.H
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam