Điểm danh 8 nguyên nhân chính gây hôi miệng

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Hôi miệng không hẳn là bệnh nhưng lại khiến chúng ta luôn cảm thấy khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. Muốn trị hôi miệng tận gốc, bạn cần phải hiểu rõ được nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

Hôi miệng do bệnh viêm xoang

Nhiều người nghĩ rằng hôi miệng là bệnh của răng miệng nhưng thực tế, những người bệnh bị viêm xoang mãn tính thường dễ kéo theo bị hôi miệng. Lý do là vì, khi bạn bị viêm xoang, bạn sẽ bị ngạt mũi, chảy nước mũi dẫn đến không thể thở được bằng mũi. Bởi không thể thở được bằng mũi nên bạn sẽ phải thở bằng miệng.

Việc thở bằng miệng sẽ làm khô miệng và giảm tiết nước bọt, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động gây mùi hôi khó chịu cũng như các bệnh về răng miệng. Bên cạnh đó, các trường hợp bi viêm xoang hốc mủ cũng dễ gây hôi miệng do tình trạng nước mũi đắc chảy xuống họng qua miệng gây nên mùi hôi khó chịu.

Vì vậy, nếu bạn bị hôi miệng thì cũng rất có thể bạn có dấu hiệu của việc viêm xoang.

Hôi miệng do các bệnh liên quan đến dạ dày – thực quản

Một số vấn đề về dạ dày như viêm dạ dày, hở van dạ dày, trào ngược dạ dày rất dễ gây hôi miệng. Lý do là vì khi bị bệnh, chức năng của dạ dày bị suy giảm hoặc bị hở sẽ không còn khả năng ngăn chặn mùi của thức ăn trong quá trình tiêu hóa bốc lên khoang miệng. Vì vậy, không có gì là vô lý khi bạn vừa bị hôi miệng vừa bị các bệnh dạ dày – thực quản, chúng hoàn toàn có thể liên quan đến nhau.

Hôi miệng do mắc một số bệnh như tiểu đường, gan, thận

Các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa một số căn bệnh như bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận với chứng hôi miệng ở con người. Có thể kể đến như: trường hợp gan bị suy giảm chức năng gây nóng gan sẽ làm bốc hỏa lên khoang miệng gây mùi hôi khó chịu, nhất là người bệnh xơ gan sẽ gây mùi hôi như tỏi và trứng thối; trường hợp người bệnh tiểu đường do nhiễm acetone và ketone sẽ gây mùi hôi như mùi trái cây bị chua,…

Vì vậy, nếu bị tiểu đường hay gan, thận, rất có thể bạn cũng sẽ bị hôi miệng. Cũng có thể nói, khi có dấu hiệu hôi miệng, bạn nên kiểm tra chức năng của gan thận cho chắc chắn.

Hôi miệng do hút thuốc lá

Hầu hết những người thường xuyên hút thuốc lá đề bị hôi miệng. Không chỉ miệng bị hôi mà khi bạn thở bằng mũi, người bên cạnh cũng có thể cảm thấy mùi hôi khói rất khó chịu. Lý do một phần là vì hút thuốc là sẽ làm giảm lượng nước bọt dẫn tới việc gia tăng mùi hôi miệng, phần khác là mùi thuốc lá nếu được “ủ” trong miệng lâu sẽ biến thành mùi hôi.

Hôi miệng do ăn các thực phẩm không lành mạnh

Đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh hôi miệng được nhiều người biết đến. Nếu bạn ăn nhiều thức ăn có chứa dầu gây hôi miệng như thực phẩm giàu chất đạm, đồ ăn ngọt. các loại gia vị, miệng của bạn sẽ có mùi hôi rất khó chịu.

Trong đó nếu ăn nhiều thực phẩm chứa chất đạm (protein) sẽ khiến cho cơ thể làm việc nhiều hơn, quá trình tiêu thụ thức ăn lâu dễ gây ra mùi hôi miệng; hay các loại thức ăn có chứa nhiều đường, các loại gia vị sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ gây bệnh răng miệng và các mùi vị đặc trưng của thực phẩm khi đưa vào khoang miệng lâu mới mất mùi sẽ gây mùi hôi miệng.

Hôi miệng do vấn đề về răng – miệng

Mùi hôi là từ các hóa chất bay hơi gốc sulfur như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein bởi các vi sinh vật ở miệng, trong các trường hợp kể sau:

– Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi. Chính vì vậy, các bác sĩ nha khoa khuyên mọi người trước hết nên vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ và hướng dẫn, tạo cho trẻ nhỏ thói quen vệ sinh răng miệng là cách đơn giản nhất để phòng chống bị hôi miệng hiệu quả.

– Bệnh răng miệng: như mủ chân răng, sâu răng, răng thưa, viêm nướu, viêm tủy, viêm amidan và có mủ,viêm tuyến nước bọt. Khi chúng ta bị mắc những bệnh này, sẽ có một lượng lớn vi khuẩn tập trung trong khoang miệng, nhưng vi khuẩn này xuất hiện thường trực và gây nên mùi hôi trực tiếp tới hơi thở của mỗi người đặc biệt là khi chúng ta giao tiếp hoặc thở mạnh bằng miệng.

– Răng sâu nhiều có chỗ vỡ trơ tủy răng hoặc có lỗ hổng sâu răng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh và gây bệnh.

– Mảng vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.

– Lưỡi bị viêm và thức ăn bám trên bề mặt lưỡi hoặc các rãnh nứt lưỡi là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.

– Miệng khô khi nước bọt giảm nhiều. Nước bọt có nhiệm vụ giữ má, lưỡi, môi, lợi ẩm ướt, trong nước bọt có men giúp tiêu hóa thức ăn, giảm các thay đổi pH trong miệng. Khi tính axit miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn.

Nguyên nhân về tâm lý gây bệnh hôi miệng

Khi bạn căng thẳng, tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp, lòng bàn tay đổ mồ hôi khiến khoang miệng bị khô và có mùi. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng (tuy không thường xuyên).

Một trường hợp rất hiếm

Bạn cũng có thể bị hôi miệng nếu như bạn mắc hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da. Nhịn đói hay thiếu ăn lâu ngày cũng gây hôi miệng do mùi ketone vì mất cân bằng chuyển hóa các chất như béo và chất đạm. Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh nguyệt cũng cho hơi thở hôi ở một số phụ nữ.

Như vậy, nguyên nhân gây bệnh hôi miệng không phải duy nhất đến từ khoang miệng như mọi người vẫn nghĩ mà còn là do nhiều yếu tố khác. Chính vì thế, để phòng chống hôi miệng hiệu quả, mỗi người cần thiết lưu ý để tìm cách phòng tránh, khắc phục từ các nguyên nhân trên để không phải gặp rắc rối do bệnh hôi miệng gây ra.

G.H

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam