Các vấn đề thường gặp khi sử dụng ống kính máy ảnh

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Qua bài viết này, bạn sẽ nắm được các lỗi thường gặp khi sử dụng ống kính máy ảnh và cách để khắc phục những lỗi đó hiệu quả nhất. Nắm chắc những thông tin hữu ích , bạn sẽ không còn phải lo lắng khi ống kính gặp trục trặc nữa.

Thậm chí cả những loại ống kính rẻ nhất cũng có thể sở hữu thấu kính tuyệt vời và chúng có thể tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp. Nhưng không thứ gì có thể tồn tại mãi dù là ống kính trị giá 2 triệu hay 130 triệu, ống kính của bạn thỉnh thoảng sẽ gặp một số vấn đề. Sau đây là cách để tránh một vấn đề của ống kính mà người dùng hay gặp phải.

Vignette – Góc của khung hình bị tối

Hiện tượng Vignette thường xảy ra ở các ống kính góc rộng, nó là hiện tượng các góc của hình bị tối. Nguyên nhân của hiện tượng này là do người dùng chụp cả các cạnh của ống kính vào ảnh. Hiện tượng Vignette thường diễn ra khi bạn chụp với khẩu độ mở rộng. Cách dễ dàng nhất để tránh hiện tượng này đó là thu hẹp cửa chắn sáng đến khi nào các cạnh tối biến mất. Hoặc nếu bạn dùng Photoshop để chỉnh sửa ảnh, bạn có thể dễ dàng loại bỏ hiện tượng các góc tối bằng cách sử dụng bộ lọc Lens Correction.

ảnh bị hiện tượng Vignette

ảnh bị hiện tượng Vignette

Quang sai sắc

Đôi khi còn được gọi là hiện tượng “viền”, bởi vì khi hiện tượng này xảy ra nó sẽ tạo ra viền màu xung quanh các cạnh của những bức ảnh có độ tương phản cao. Một ví dụ điển hình đó là khi bạn chụp ảnh vào một ngày trời sáng, bạn sẽ nhìn thấy hiện tượng quang sai sắc. Nguyên nhân hiện tượng này là do ống kính không hội tụ các bước sóng ánh sáng vào cùng một mặt phẳng tiêu điểm. Bạn có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách sử dụng ống kính có 2 hoặc nhiều hơn 2 thấu kính có độ khúc xạ khác nhau, ví dụ như ống kính Nikon ED hoặc Canon UD.

ảnh trước và sau khi xử lý quang sai sắc

ảnh trước và sau khi xử lý quang sai sắc

Hiện tượng lóe sáng/Ghosting

Ánh sáng bị loang khắp ống kính hoặc một nguồn ánh sáng mạnh có thể gây nên hiện tượng Ghosting (ánh sáng quá mạnh làm giảm độ tương phản của ảnh) hoặc hiện tượng lóe sáng (điểm sáng bất thường xuất hiện trong ảnh). Cách dễ dàng nhất để loại bỏ hiện tượng này chính là sử dụng loa che nắng cho ống kính. Rất nhiều hãng đã sản xuất nắp phụ kiện này đi kèm với ống kính, bạn chỉ cần mua ống kính là sẽ có kèm cả loa che nắng.

ảnh bị lóe sáng

ảnh bị lóe sáng

ảnh bị Ghosting

ảnh bị Ghosting

Các vấn đề khi chụp ảnh kiến trúc

Vấn đề thường xảy ra khi bạn chụp ảnh một tòa nhà khi đang hướng ống kính lên trên. Bạn càng nhìn dần lên đỉnh tòa nhà thì các cạnh của nó càng sát nhau, chúng tạo nên những bức ảnh không tự nhiên. Các nhiếp ảnh gia thường giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng các loại ống kính trượt. Tuy nhiên cũng có một giải pháp tiết kiệm dành cho bạn đó là sử dụng công cụ Skew trong Photoshop.

Biến dạng lồi

Khi hiệu ứng biến dạng lồi xảy ra, ảnh sẽ bị “gói trong một hình trụ và trung tâm ảnh nhìn to hơn các cạnh của ảnh. Nguyên nhân của hiện tượng là do người chụp đứng quá gần vật thể và thu nhỏ ảnh. Để xử lý biến dạng lồi. bạn chỉ cần back lại và phóng to thay vì thu nhỏ ảnh.

ảnh trước và sau khi khắc phục tình trạng biến dạng lồi

ảnh trước và sau khi khắc phục tình trạng biến dạng lồi

Hồng Ngọc

Theo Camerasabout

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.