Người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn những sản phẩm giấy có màu trắng vì cho rằng nó an toàn và vệ sinh hơn. Nhưng thực tế không phải bất kỳ loại giấy nào trắng cũng vệ sinh và an toàn. Những loại giấy trắng an toàn được sản xuất từ bột giấy nguyên sinh (tre, nứa, gỗ), không sử dụng hóa chất tẩy trắng độc hại. Những bột giấy tái chế và tẩy trắng là “bột giấy bẩn” không mang lại sự yên tâm cho người sử dụng, có thể gây kích ứng da, bị ngứa hoặc nổi mẩn… Đặc biệt, loại giấy này chứa nhiều kim loại nặng, tạp chất có thể gây ung thư, viêm đường hô hấp, viêm nhiễm vùng kín đối với phụ nữ.
Khi mua giấy vệ sinh, bạn nên chọn loại giấy có chất lượng tốt và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh mua những loại giấy làm gia công vì nó ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, chọn giấy được bảo quản sạch sẽ, nơi khô ráo, thoáng mát, còn nguyên bao bì, ngày sản xuất rõ ràng.
Không nên chọn các loại giấy có mùi thơm vì đa phần các loại giấy thơm có mùi sẽ chứa nhiều chất hóa học, chất tạo mùi dễ gây viêm nhiễm kích ứng cho vùng kín của bạn.
Khi dùng giấy vệ sinh, bạn nên dùng đến đâu mới bóc túi ra đến đó, không được để giấy bên ngoài quá lâu bởi giấy sẽ tiếp xúc với vi khuẩn, không được đảm bảo sạch toàn phần nữa.
Cách chọn giấy và phân biệt giấy vệ sinh an toàn:
Màu sắc: – Bột giấy nguyên sinh: giấy có màu trắng ngà hơi vàng vàng (đó là màu của gỗ). – Bột giấy tái chế: giấy có màu trắng tinh (do đã tẩy sạch tạp chất) hoặc trắng xanh, trắng ngả đen (màu của mực và tạp chất).
Mặt giấy: – Bột giấy nguyên sinh: mềm, láng mịn, sờ vào mát tay, có cảm giác êm trong lòng bàn tay. Đặc biệt trên bề mặt không có các lỗ thủng. – Bột giấy tái chế: mặt giấy có các vết rạn như da rắn hoặc trên bề mặt có các chấm tạp chất xanh, vàng, đỏ… và có có các lỗ thủng.
Độ giãn khi kéo: – Bột giấy nguyên sinh: khi kéo dãn giấy khó rách, không có độ đàn hồi như dây thun. – Bột giấy tái chế: khi kéo giấy sẽ dãn và đàn hồi lại như dây thun (do bột giấy bị giã quá nát và quá nhiều keo kết dính).
Cọ xát mặt giấy: – Bột giấy nguyên sinh: có cảm giác nhẹ, êm và mềm mại. – Bột giấy tái chế: có cảm giác sột soạt như cọ xát hai lá lúa với nhau.
Bụi giấy: – Bột giấy nguyên sinh: bụi giấy rất nhỏ, trắng, tinh khiết. Đặc biệt, nếu bạn cho lên mũi để hít thử thì không bị ngạt mũi, sổ mũi hoặc hắt hơi. – Bột giấy tái chế: bụi giấy to, đưa lên bàn tay thì có những hạt bụi như những hạt cát nhỏ; khi đưa lên mũi để ngửi thì sẽ bị ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi.
Mùi: – Bột giấy nguyên sinh: giấy thường không có mùi hoặc mùi nhẹ như mùi gỗ tươi, đó là mùi của những bột gỗ từ thiên nhiên. – Bột giấy tái chế: giấy thường có mùi thuốc tẩy hoặc mùi nước hoa. Thực chất không phải là nước hoa mà đó là mùi hương liệu được xịt vào để át mùi thuốc tẩy. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn kết hợp bụi bẩn với hương liệu này.
Khi giấy ở trạng thái ướt: – Bột giấy nguyên sinh: giấy vẫn giữ được hình hài của sợi giấy, tạo nên những màng giấy. – Bột giấy tái chế: giấy vón thành từng cục có màu đen sẫm.
Một số loại giấy và hãng giấy có thương hiệu đảm bảo, sử dụng an toàn mà bạn nên tham khảo: Giấy vệ sinh 3 lớp có lõi Cat, Giấy vệ sinh 3 lớp không lõi Lency, Giấy vệ sinh Bless You…