Nước bọt là chất dịch lỏng, trong suốt, không màu, quánh. Nước bọt có rất nhiều chức năng quan trọng như: tiêu hóa (có enzym thủy phân tinh bột), bôi trơn (giúp cho các hoạt động nhai, nuốt và nói), làm sạch (loại bỏ những mảnh vụn thức ăn ở miệng và răng), tái khoáng hóa (giúp lành sâu răng ở giai đoạn sớm), bảo vệ (như một yếu tố kháng khuẩn chống lại vi sinh vật và trung hòa acid do mảng bám vi khuẩn sinh ra).
Khoa học hiện đại đã chứng minh trong nước bọt có hơn chục loại enzym, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, các acid hữu cơ và hormon cần thiết cho cơ thể. Ví dụ, ngoài men amylase tiêu hóa, còn có lysozyme kháng khuẩn, immunoglobulin tăng cường miễn dịch, muccus protein bảo vệ niêm mạc dạ dày… Bởi vậy, nếu bạn cảm thấy có vấn đề về nước bọt, chứng tỏ cơ thể của bạn đang không khỏe mạnh.
Nước bọt đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người
Mỗi ngày, cơ thể tiết ra khoảng 1,4 lit nước bọt. Không những có những chức năng như trên, nếu bạn quan sát thì tình trạng nước bọt cũng có thể là đầu mối để phát hiện ra các vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là 5 dấu hiệu của nước bọt mà bạn nên thận trọng:
Nước bọt ít, miệng khô
Như đã nói ở trên, trung bình mỗi ngày chúng ta tiết ra khoảng 1,4 lit nước bọt – tức là tương đương với lượng nước mà chúng ta nạp vào cơ thể. Với lượng nước bọt này, răng miệng cũng như của chúng ta sẽ được bảo vệ và hoạt động một cách bình thường. Còn nếu bạn cảm thấy khô miệng và nước bọt ít thì đó có thể là tác dụng phụ của loại thuốc mà bạn đang sử dụng. “Hơn 300 loại thuốc, chẳng hạn thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine có tác dụng phụ là giảm tiết nước bọt và khô miệng”, BS. Kimberly Harms – phát ngôn viên của Hội Nha khoa Hoa Kỳ, cho biết.
Nếu đang uống thuốc và nhận thấy miệng bị khô, bạn nên vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để phòng ngừa sâu răng. Ngoài ra, chỉ uống các loại thuốc kháng sinh khi cần thiết để bảo vệ lượng nước bọt trong cơ thể.
Nước bọt quá nhiều
Ngược lại với tình trạng nước bọt ít thì nhiều phụ nữ lại phải đối mặt với tình trạng nước bọt quá nhiều. Phụ nữ mang thai thường có nhiều nước bọt hơn là do sự thay đổi nội tiết tố hoặc “tác dụng phụ” của cảm giác buồn nôn.
Nếu bạn có biểu hiện của nhiều nước bọt thì có thể bạn đang mang thai. Người có nhiều nước bọt chỉ hơi khó chịu và đôi khi ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp mà thôi, nó không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Để hạn chế lượng nước bọt tiết ra bạn có thể ăn kẹo cao su hoặc kẹo cứng, tuy nhiên, vì nó không nguy hiểm đến sức khỏe nên bạn cũng không nhất thiết phải làm thế.
Nước bọt có tính acid
Vào năm 1972, Bác sĩ Carl Reich đã xác minh rằng số đo pH của nước bọt là đại diện cho độ pH của toàn bộ cơ thể người. Độ pH của nước bọt thật sự là một thước đo về “ứng suất” của kiềm có trong cơ thể người. Độ pH của nước bọt được đo chính xác và gần bằng với pH của cơ thể khi được đo vào buổi sáng khi thức dậy và 2 giờ sau ăn, vì lúc đó sự hấp thu và chuyển hóa của cơ thể đã điều chỉnh độ pH ổn định.
Nước bọt bình thường có pH=7 (trung tính), nếu pH nhỏ hơn 7 tức là nước bọt có tính acid. Nước bọt có tính acid sẽ gây xói mòn răng và sâu răng. Không những thế, sẽ tốt hơn nếu nước bọt có tính kiềm, tức là “kiềm hóa cơ thể”. Một số loại thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm có thể làm giảm nồng độ acid trong nước bọt. Ngoài ra, một số loại quả như cam chanh thực ra lại có tính kiềm mạnh nên bạn có thể ăn để ngăn ngừa tính axit của nước bọt/
Nước bọt có màu trắng, đặc
Nếu nước bọt có màu lạ chứng tỏ cơ thẻ bạn đang không khỏe mạnh
Nước bọt bình thường sẽ có màu khá trong, tuy nhiên, nếu cơ thể không khỏe mạnh, nước bọt sẽ có màu trắng. Dấu hiệu này cho thấy rằng bạn có thể bị nhiễm trùng răng miệng, điển hình nhất là nhiễm trùng nấm men (còn gọi là bệnh tưa miệng) do nấm candida albicans gây ra. Bệnh tưa miệng thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Vì vậy, đừng quên kiểm tra màu của nước bọt để phát hiện bệnh sớm nhé.
Nước bọt có vị đắng hoặc chua
Nước bọt bình thường sẽ không có vị gì đặc biệt. Nếu nước bọt có vị đắng hay vị chua thì đây có thể là dấu hiệu của trào ngược acid dạ dày – dạ dày đẩy acid và một số thành phần khác lên thực quản và miệng gây ợ nóng, buồn nôn, chua miệng, hôi miệng… Những người bị trào ngược dạ dày – thực quản nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và gia vị, thay vào đó hãy ăn các thực phẩm có tính kiềm và rau củ quả.
G.H
Theo Prevention
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam