Cấu tạo bếp từ như thế nào, nguyên lý hoạt động ra sao?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Hiểu rõ cấu tạo bếp từ và nguyên lý hoạt động của bếp sẽ có thể giúp bạn khắc phục được tại nhà những lỗi hỏng nhỏ trong quá trình sử dụng bếp.

Ngày nay, bếp từ đã dần trở thành đồ gia dụng được ưa chuộng trong mỗi gian bếp. Bên cạnh việc quan tâm tới các tính năng, cách sử dụng thì các gia đình cũng nên trang bị thêm các kiến thức về cấu tạo bếp từ và nguyên lý hoạt động của bếp để có thể chủ động xử lý khi bếp gặp trục trặc.

1. Bếp từ là gì? Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Bếp từ là loại bếp đang được nhiều gia đình sử dụng thay bếp ga hiện nay. Bếp từ qua quá trình biến đổi từ trường giữa bếp và nồi sẽ sản sinh ra nhiệt có khả năng làm chín thức ăn. Nguyên lý làm việc của bếp từ: Khi đặt đáy nồi tiếp xúc với bếp thì ở đáy nồi sẽ sinh ra một dòng điện cảm ứng có tên gọi vật lý là Foucault.

Dòng Foucault có khả năng làm cho đáy nồi sinh nhiệt, có thể coi đáy nồi là những vòng dây cuộn thứ cấp điện trở nhỏ, các dòng electron khi di chuyển với tốc độ cao, va đập vào nhau và sinh ra một lượng nhiệt lượng, nhiệt lượng này ít nhiều còn phụ thuộc vào mức độ mạnh yếu của dòng điện.

Khi đó, đáy nồi sẽ được làm nóng trong một khoảng thời gian rất ngắn, sinh nhiệt và có thể nấu chín đồ ăn nhanh chóng. Do tính chất đặc thù của bếp từ nên việc lựa chọn nồi dùng cũng hết sức quan trọng.

Sơ đồ nguyên lý bếp từ
Sơ đồ nguyên lý bếp từ

2. Cấu tạo bếp từ gồm những gì?

2.1. Các loại bếp từ

Hiện nay trên thị trường bếp từ được thiết kế với rất nhiều kiểu dáng như hình chữ nhật, hình vuông, hình quả đỗ và hình oval. Bếp từ phổ biến có độ dày khoảng 7 – 25cm, tùy thuộc vào đó là bếp từ âm hay bếp từ nổi. Thông thường, cấu tạo bếp từ đối với phần bề mặt sẽ được cấu tạo từ lớp kính dày khoảng 4 – 8 mm có khả năng chịu nhiệt tốt.

2.2. Mâm nhiệt, mâm từ

Mâm nhiệt, mâm từ được xem là linh hồn của bếp từ, vì nó có khả năng sản sinh nhiệt, đảm bảo độ bền và độ an toàn khi sử dụng bếp. Mâm nhiệt thực chất là những cuộn cảm nằm dưới lớp kính chịu nhiệt, có thiết kế các vòng tròn đơn, gắn với nhau bởi các sợi dây đồng, cuộn tròn và nằm trên cùng một mặt phẳng. Khi có dòng điện chạy qua, nó sẽ có thể tự cảm nhận và nhận diện kích thước đáy nồi trên bề mặt tiếp xúc và chỉ sinh nhiệt xung quanh vùng nấu đó. Do vậy, bạn có thể chạm tay vào các vùng khác trên bếp cũng không cảm thấy nóng hay tê tay.

Mâm nhiệt chính là những cuộn cảm nằm bên dưới lớp kính chịu nhiệt
Mâm nhiệt chính là những cuộn cảm nằm bên dưới lớp kính chịu nhiệt

2.3. Quạt làm mát

Quạt làm mát dành cho bếp từ được chia làm 2 loại phổ biến đó là quạt đồng trục và quạt tuabin. Đây là bộ phận không thể thiếu trong bất cứ sơ đồ mạch điện của bếp từ, bởi quạt làm mát có khả năng tản và phân tán nhiệt và làm mát cho các linh kiện bên trong bếp từ.

Tùy thuộc và số vùng nấu của bếp mà số quạt được trang bị sẽ khác nhau, nhưng thông thường mỗi bếp từ sẽ được trạng bị từ 1 đến 2 quạt làm mát. Quạt chỉ hoạt động được khi nối đúng chiều dòng điện âm (-), dương (+) và hoạt động với dòng điện 1 chiều điện áp 18V.

Trong quá trình sử dụng, quạt làm mát thường gặp các vấn đề như bị hỏng do thiếu dầu, tuột vít,…

2.4. Bo mạch điều khiển của bếp từ

Mỗi thiết bị bếp từ có bo mạch điều khiển khác nhau. Nhưng nhìn chung trong cấu tạo bo mạch điều khiển thường có: Nguồn điện; Mạch chỉnh lưu; Tụ điện; Nguồn chuyển mạch đóng mở; Nguồn xung; IGBT; Quạt làm mát; Dây cuộn Panel; Cảm biến nhiệt; Vi xử lý MUC, Diode cầu,… và một vài các linh kiện nhỏ cần thiết khác.

Bo mạch điều khiển là bộ phận có kích thước to nhất trong các bộ phận cấu tạo nên bếp từ. Nó có vai trò rất quan trọng bởi là bộ phận nhân lệnh của người dùng thông qua các thao tác trên bảng điều khiển.

2.5. Mặt kính

Bên cạnh vai trò đảm bảo thẩm mỹ cho tổng quan bếp từ, mặt kính còn có nhiệm vụ bảo vệ mặt bếp và những linh kiện bên trong bếp. Một số dòng bếp từ cao cấp hiện nay đã được trang bị mặt kính ceramic cao cấp, sang trọng có khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chịu va đập, trầy xước giúp bạn yên tâm sử dụng hơn như: bếp từ thương hiệu Hà Lan – Philips, Bosch,…

Bo mạch điều khiển của bếp từ
Bo mạch điều khiển của bếp từ

Tuy mỗi thương hiệu bếp từ đều có những cấu tạo khác nhau. Nhưng nhìn chung, việc nắm rõ cấu tạo chung của bếp từ và nguyên lý hoạt động sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tiếp cận và chủ động khắc phục những lỗi cơ bản trong quá trình sử dụng. Bỏ túi những chia sẻ trên đây để dùng khi cần thiết bạn nhé.

Nếu bạn có nhu cầu sắm bếp từ dùng trong nấu nướng hàng ngày hay phục vụ những bữa tiệc tại gia thì lưu ý tìm hiểu kỹ càng, đối chiếu nhu cầu, số tiền bỏ ra để lựa chọn loại bếp từ phù hợp, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu sử dụng nhé!

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Bếp các loại

Tìm hiểu những ưu điểm nổi bật của bếp gas dương Rinnai RV4680G

Tìm hiểu những ưu điểm nổi bật của bếp gas dương Rinnai RV4680G

Ngày nay, bếp gas là một trong những thiết bị gia đình không thể thiếu. Bếp gas dương Rinnai RV-4680G với thiết kế thông minh và tính năng ưu việt đã chinh phục được nhiều trái tim người nội trợ. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của bếp gas dương Rinnai RV-4680G mà bạn không nên bỏ qua.
Bếp từ đôi Siegend SD-838 công nghệ hiện đại và thiết kế tinh tế

Bếp từ đôi Siegend SD-838 công nghệ hiện đại và thiết kế tinh tế

Bếp từ đôi Siegend SD-838 hiện đang là lựa chọn yêu thích của nhiều gia đình Việt nhờ tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và thiết kế tinh tế. Cùng Websosanh.vn khám phá chi tiết từng tính năng nổi bật của sản phẩm này để hiểu vì sao nó lại được ưa chuộng đến vậy.
Bếp gas đôi Rinnai RV-715Slim-SCH sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế và công nghệ

Bếp gas đôi Rinnai RV-715Slim-SCH sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế và công nghệ

Rinnai là thương hiệu Nhật Bản danh tiếng hàng đầu thế giới về các thiết bị nhà bếp. Trong số các sản phẩm nổi bật, bếp gas đôi Rinnai RV-715Slim-SCH là mẫu bếp vừa duy trì được những nét truyền thống lại vừa cải tiến nhiều điểm hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam.