Cấu tạo và nguyên lý bếp từ hoạt động như thế nào?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Không phải ai cũng biết nguyên lý bếp từ hoạt động như thế nào, cầu tạo của bếp từ bao gồm những bộ phận nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Bếp từ là dụng cụ nhà bếp được nhiều gia đình tin dùng và ưa chuộng bởi nó mang lại sự tiện lợi, độ an toàn cao, trang bị nhiều tính năng đa dạng mà các dòng bếp khác không có. Với nhiều ưu điểm nổi bật, bếp từ đang dần thay thế các dụng cụ nấu nướng khác như bếp gas, bếp than, bếp củi…

Cấu tạo của bếp từ

Hiện nay, các dòng bếp từ đều được cấu tạo từ những bộ phận dưới đây. Đó là:

1. Mâm nhiệt

Mâm nhiệt hay còn được gọi là cuộn cảm, đây là linh kiện quan trọng trong cấu tạo của bếp từ. Bộ phận này góp phần sinh nhiệt và đảm bảo độ ổn định, độ bền cũng như sự an toàn cho quá trình sử dụng của bếp từ.

Mâm nhiệt được cấu tạo bởi vòng tròn đơn, gắn kết bằng các sợi dây đồng siêu bền bỉ và được cuộn trên một mặt phẳng. Khi kích hoạt dòng điện chạy qua mâm điện, bếp từ sẽ tự động nhận diện kích thước của nồi và chỉ sinh ra nhiệt đủ với kích thước của xoong, nồi nấu. 

Bếp từ được cấu tạo từ lớp kính có cách nhiệt, chịu lực tốt, có độ dày từ 4cm - 7cm.
Bếp từ được cấu tạo từ lớp kính có cách nhiệt, chịu lực tốt, có độ dày từ 4cm – 7cm.

2. Quạt làm mát

Quạt làm mát hay quạt tản nhiệt đảm nhiệm vai trò làm mát, giảm nhiệt cho các linh kiện ở trong bếp từ, cân bằng lại nhiệt độ khi bếp hoạt động với công suất quá cao. Do đó, nó sẽ giúp bảo vệ cho linh kiện và hoạt động của bếp từ luôn được ổn định.

Mâm nhiệt hay còn được gọi là cuộn cảm, đây là linh kiện quan trọng trong cấu tạo của bếp từ.

Quạt làm mát cho bếp từ thường có 2 loại đó là:

  • Quạt đồng trục.
  • Quạt tuabin.

3. Bo mạch bếp từ

Một thiết bị bếp từ sẽ có cấu tạo vi mạch khác nhau nhưng nó thường có:

  • Nguồn điện và mạch chỉnh lưu.
  • Nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung.
  • Sò công suất IGBT.
  • Tụ điện.
  • Cuộn dây Panel.
  • Các cảm biến nhiệt độ.
  • Khối vi xử lý MUC.
  • Quạt làm mát.
  • Cảm biến nhiệt.
  • Diode cầu.
  • Một vài linh kiện nhỏ khác trong mạch điện bếp từ.

4. Mặt kính bếp từ

Mặt kính bếp từ sẽ đóng vai trò tương đối quan trọng trong bếp từ, nó vừa có nhiệm vụ bảo vệ thân bếp và các linh kiện bên trong bếp. Đồng thời, nó còn giúp gia tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ chiếc bếp trở nên sang trọng và đẹp mắt.

Mặt kính cao cấp hiện nay mà các bạn có thể lựa chọn khi mua bếp từ đó là kính Schott Ceran của Đức và kính EuroKera của Pháp. Đây là 2 loại mặt kính có chất lượng tốt, khả năng chịu lực cao.

Nguyên lý bếp từ hoạt động chính là dùng dòng Fuco để làm nóng trực tiếp cho xoong, nồi.
Nguyên lý bếp từ hoạt động chính là dùng dòng Fuco để làm nóng trực tiếp cho xoong, nồi.

Nguyên lý bếp từ hoạt động như thế nào?

Nguyên lý bếp từ hoạt động chính là dùng dòng Fuco để làm nóng trực tiếp cho xoong, nồi. Khi cung cấp nguồn điện vào bếp từ mạch dao động điện LC sẽ sinh ra 1 từ trường biến thiên ở trên mặt bếp. Nếu như có vật dẫn từ ở trên mặt bếp thì trong lòng vật dẫn từ sẽ có 1 dòng điện chạy nội tại trong nó và dòng điện này có tác dụng trong việc sinh nhiệt lớn.

Do đó, nồi sử dụng cho bếp từ phải được chế tạo bằng vật liệu sắt từ, các nồi thủy tinh hay gốm sứ sẽ không sử dụng được. Ngoài ra, nồi được làm nóng trực tiếp nên hiệu suất truyền nhiệt rất cao và ít tổn thất nhiệt.

Với phần mạch điện ở bên trong có sử dụng cầu chỉnh lưu AC – DC, mạch dao động với tần số cao, IGBT điều khiển công suất, cuộn dây cảm ứng và MicroController để điều chỉnh và kiểm soát được chế độ nấu nướng.

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý bếp từ hoạt động như thế nào. Hy vọng các bạn có thể dễ dàng lựa chọn được loại bếp từ phù hợp nhất với căn bếp của gia đình mình.

Tin tức về Bếp các loại