1. Công nghệ ép
Máy ép thường (còn gọi là máy ép ly tâm) ép nước ra khỏi bã bằng lực ly tâm. Máy được thiết kế với một mâm xoay dạng tròn gồm nhiều lưỡi dao và lưới lọc. Nguyên lý hoạt động của máy ép chậm như sau: khi bỏ hoa quả vào trong máy, các lưỡi dao sắc bén xoay với tốc độ cực nhanh sẽ mài nhỏ hoa quả, tách nước ra khỏi bã. Chính bởi vận hành với tốc độ rất cao, lên tới 2.400 vòng/ phút, nên thành phẩm là nước ép thường có nhiều bọt, dễ bị tách nước và làm giảm lượng dưỡng chất có sẵn trong hoa quả và các nguyên liệu.
Ngược lại, máy ép chậm không sử dụng các lưỡi dao sắc bén mà ép hoa quả dưới lực ép của trục vít. Khi đưa hoa quả vào máy ép chậm, trục vít dạng xoắn ốc sẽ từ từ đưa nguyên liệu vào lưới lọc mà gần như không tạo ra lực ly tâm và ma sát nào, từ từ nghiền hoa quả với vận tốc chỉ khoảng 60 vòng/phút, giữ lại gần như toàn bộ enzymes và các chất dinh dưỡng, lượng vitamin trong hoa quả cao gấp 5- 6 lần so với máy ép thông thường. Công nghệ này cũng giảm thiểu tối đa tiếng ồn và tăng thời gian hoạt động của máy (có thể hoạt động liên tục từ 25 đến 45 phút tùy dòng máy).
2. Chất lượng nước ép
Đây chính là điều khiến vô số mẹ nội trợ phải lòng những chiếc máy ép chậm. Nhờ sử dụng công nghệ ép trục vít với những vòng quay chậm rãi, máy ép chậm cho ra những cốc nước ép tuyệt vời với mùi vị thơm ngon, nguyên chất.
Nếu như với máy ép thường, thành phẩm nước ép dễ bị tách nước, nhiều bọt, bã ướt, thậm chí bạn phải ép lại cho đỡ phí thì máy ép chậm cho ra lượng nước ép tăng gấp đôi, nước ép không bị tách nước và không tạo bọt. Những ly nước ép thành phẩm không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn thơm ngon và cực bắt mắt.
Tiêu chí so sánh | Máy ép chậm | Máy ép thông thường |
Vị của nước ép | Đậm đà hơn và không bị lẫn nhiều bã. Giảm thiểu quá trình oxi hóa, nước ép không có bọt. | Lẫn nhiều bã nhỏ trong nước, vị nhạt hơn. Bị tách lớp nước, nước ép có bọt. |
Hàm lượng dinh dưỡng | Giữ được gấp 3-5 lần chất dinh dưỡng so với máy ép thường, bảo toàn giữ trọn toàn bộ enzym trong trái cây. | Nhiều chất dinh dưỡng bị giữ lại ở bã. |
Độ khô của bã | Bã khô, ép triệt để nước và chất dinh dưỡng | Bã còn sót lại nhiều nước ép và chất dinh dưỡng hơn |
3. Nguyên liệu ép
Thông thường mọi người hay sử dụng máy xay để xay lấy nước cho các hoa quả mềm như chuối, dưa hấu, kiwi,… và chỉ dùng máy ép cho các hoa quả cứng hơn như táo, ổi, dứa vì thực tế máy ép thông thường khó có thể ép lấy nước được các hoa quả mềm.
Máy ép chậm có thể chinh phục mọi “độ mềm” của nguyên liệu bạn muốn ép. Từ hoa quả mềm như nho, dâu, chuối, lựu, dưa hấu,… cho tới các loại rau như rau má, rau cải, rau chân vịt,… và chắc chắn ép cạn nước loại củ quả cứng như táo, dứa, ổi, cà rốt,… Một số dòng máy ép chậm cao cấp như máy ép chậm Hurom còn có thể ép trái cây đông lạnh để cho ra món kem tuyết cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn cho ngày hè.
4. Độ bền của máy
Nhờ vào khả năng vận hành êm ái, nhiệt lượng tỏa ra thấp nên máy ép chậm có “tuổi thọ” cao gấp 4 – 5 lần so với các dòng máy ép thường. Quan trọng hơn, sau nhiều năm, máy ép chậm đảm bảo vẫn vắt khô bã “như mới”, làm hài lòng cả những mẹ khó tính nhất. Với các dòng dòng máy ép chậm cao cấp, nhà sản xuất còn tự tin bảo hành dài hạn cho các sản phẩm. Đơn cử như máy ép chậm Hurom, nhà sản xuất có chế độ bảo hành lên đến 10 năm.
Có thể thấy rằng, trong cuộc chiến giữa máy ép chậm và máy xay ép thông thường, máy ép chậm đã dễ dàng chiến thắng. Hiện nay trên thị trường, máy ép chậm có giá thành từ 3 triệu đồng – 10 triệu đồng tùy thuộc vào công năng và độ bền của máy. Hãy sắm ngay một chiếc máy ép chậm để thưởng thức những cốc nước ép nhà làm, đầy đủ dinh dưỡng và thơm ngon mỗi ngày nhé!