Đánh giá thiết kế Asus Vivobook S14 M433
Trước hết – cái nắp. Nó được làm từ kim loại và nó có một đường cắt vát cho thương hiệu Asus VivoBook trên đó. Dải màu khác nhau ở trên cùng của nắp là nơi chứa tất cả các ăng-ten cho kết nối không dây như WiFi và Bluetooth.
Phần sàn của laptop hiện cũng được làm bằng kim loại – có thể nhìn thấy và cảm nhận được bằng các cạnh vát. Đây là điều chưa từng xuất hiện trước đây trên dòng laptop này.
Về số lượng cổng kết nối, Vivobook S14 M433 có khá đầy đủ tùy chọn cho người dùng. Cụ thể ta sẽ có 1 cổng HDMI 1.4, USB-A 3.2, USB-C và cổng 3.5 mm bên ở cạnh trái. Bên cạnh phải có thêm 2 cổng USB-A 2.0 nữa 1 khe cắm thẻ nhớ micro SD.
Asus VivoBook S14 M433 có WiFi-6, hay còn gọi là 802.11ax, hay còn gọi là AX-WiFi, rất được hoan nghênh vì có nhiều bộ định tuyến hơn với WiFi-6 hiện có trên thị trường. Mình đã thử nghiệm tốc độ WiFi-6 và nó thật tuyệt vời – vì vậy, Asus ủng hộ việc cung cấp WiFi-6 trên dòng laptop VivoBook.
Màn hình
Như tên của chiếc laptop này cho thấy, nó sử dụng màn hình IPS LCD 14 inch, khá điển hình so với những gì hiện có trên thị trường. Bezels khá mỏng và webcam ở trên cùng.
Độ sáng chắc chắn là không tốt. Theo thông số kỹ thuật của nó, màn hình của Asus VivoBook S14 M433 chỉ lên đến 250 nits – và tôi có thể đồng ý về điều đó. Điểm số này thấp hơn mức trung bình quá nhiều, do đó chỉ có thể dùng nó để làm việc trong phòng, tăng sáng lên hết cỡ cũng chỉ vừa đủ nhìn mà thôi. Màu sắc được tạo ra nói chung là ổn, nhưng màu xanh lục có vẻ hơi ố vàng.
Bàn phím – Touchpad
Bàn phím của S14 M433 rất tốt, không hề giống những gì thể hiện ở các model trước đây, rất mềm mại và hoàn toàn yên tĩnh khi bấm. Khoảng cách giữa các phím không đặc biệt xa nhưng độ mềm của nó tạo cảm giác thú vị khi gõ. Tuy nhiên tôi không thích việc nó có thêm dãy phím phụ ở ngoài rìa bên phải. Mặc dù chúng hữu ích nhưng việc thay đổi layout khiến chúng ta phải mất thời gian làm quen lại. Ngoài ra nút nguồn nên được chuyển ra ngoài bàn phím thì tốt hơn, để lẫn trong đó rất dễ nhầm với nút Delete ở kiểu bàn phím cũ.
Bàn di chuột có kích thước vừa phải, thậm chí là tôi thấy nó hơi nhỏ hơn so với đa số laptop trên thị trường. tuy nhiên tôi không mấy quan tâm đến touchpad của laptop vì thường dùng chuột ngoài.
Hiệu suất
Asus Vivobook S14 M433 có hai biến thể, khác nhau ở con chip AMD và điều này cũng ảnh hưởng đến cả hiệu suất CPU lẫn GPU.
Phiên bản cao cấp nhất chạy CPU AMD Ryzen 7 4700U xung nhịp 3.6GHz, card đồ họa AMD Radeon 7 lõi 1600MHz, 8GB RAM DDR4 và SSD 512GB M.2 NVMe PCIe 3.0. Phiên bản tầm trung sẽ chạy CPU AMD Ryzen 5 4500U xung nhịp 2.4GHz, card đồ họa AMD Radeon (6 lõi 1500MHz), 8GB RAM, SSD 512GB M.2 NVMe PCIe 3.0 Cả hai cấu hình này đều cho khả năng gaming tương đối ổn, chưa tốt lắm, nhưng chơi được. Điểm cộng là mặc dù phải ‘gồng mình’ lên để gánh đồ họa game nhưng nhiệt độ máy không tăng lên quá cao, CPU ở ngưỡng 84 độ cò GPU ở 69 độ. Sờ vào các vị trí dễ nóng trên laptop chỉ thấy hơi ấm ấm lên và quạt bắt đầu kêu to, nhưng nó không ồn ào đến mức gây phiền nhiễu cho người khác.
Thời lượng pin
Cả hai phiên bản Asus Vivobook S14 M433 đều có viên pin dung lượng 50Wh. Mặc dù nó có vẻ tương đối nhỏ nhưng tôi vẫn dùng được trong khoảng 6 giờ, cũng gần bằng một ngày làm việc. Điều này phải tính công cho CPU Ryzen 7, thế mới biết nó cho khả năng tiết kiệm điện hiệu quả như thế nào.
Bạn có nên mua Asus VivoBook S14 M433?
Nhìn chung, Asus Vivobook S14 M433 là chiếc laptop đẹp với chất lượng xây dựng thực sự chắc chắn, và nó cũng tương đối mạnh chip AMD Ryzen 7. Hiệu suất CPU và GPU rất đồng đều, chỉ tiếc là 8GR RAM đôi khi là chưa đủ với nhu cầu ngày nay, trong khi đó máy cũng không cung cấp tùy chọn nâng cấp.
Sau đó, câu hỏi chính cần chuyển từ “bạn có nên mua” thành “bạn nên mua loại nào” vì có hai biến thể của Asus VivoBook S14 M433. Về cơ bản, sự khác biệt của nó là về giá:
- AMD Ryzen 7 4700U có giá 18 triệu đồng
- AMD Ryzen 5 4500U có giá 16,2 triệu đồng
Thật khó để nói chắc chắn hiệu suất khác nhau giữa hai chip AMD là bao nhiêu. Tuy nhiên, từ những gì chúng ta có thể thấy, Asus VivoBook S14 M433 hướng đến sinh viên hoặc những người chỉ muốn một chiếc laptop đơn giản để duyệt web, xem video, thực hiện một số công việc Microsoft Office và có thể là Photoshop nhẹ. Đối với các nhu cầu như vậy, trải nghiệm người dùng sẽ không khác biệt nhiều giữa cả hai biến thể. Do đó, cá nhân mình sẽ lựa chọn bản AMD Ryzen 5 4500U để tiết kiệm hơn. Mặt khác, do hiệu suất thấp hơn nên pin của biến thể này cũng sẽ kéo dài hơn, 8 tiếng là con số đáng mong đợi.