Đánh giá chi tiết chiếc máy ảnh Fujifilm X100s: Thiết kế ấn tượng bắt kịp xu hướng công nghệ hiện đại (Phần 1)

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Với thiết kế theo phong cách cổ điển với ống kính cố định, chiếc Fujifilm X100s chắc chắn sẽ gây được tiếng vang trên thị trường máy ảnh. Bạn sẽ thực sự ấn tượng với chất lượng hình ảnh và khả năng lấy nét tự động nhanh chóng của nó.

Ưu điểm:

– Chất lượng hình ảnh tốt

– Hiệu suất lấy nét tự động nhanh hơn phiên bản trước khá nhiều

– Thân máy nhỏ gọn

– Chất lượng kết cấu hoàn mỹ

– Tích hợp bộ lọc ND

– Màn chập lá cho phép bạn đồng bộ đèn flash ở tốc độ siêu nhanh

Nhược điểm:

– Đèn flash đôi khi khá yếu trong điều kiện thiếu sáng

– Nắp ống kính dễ dàng dời ra và rất khó để bảo quản

– Việc nhận diện hình ảnh trong điều kiện sáng thấp gây ra một số trở ngại

– Chế độ quay video bị giới hạn

Khái quát nhanh

Chiếc X100s bây giờ đã có mặt trên thị trường và được coi là hoàn hảo cho mọi nhiếp ảnh gia đường phố và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Thật vậy, khi bạn cầm một chiếc DSLR hay một chiếc máy ảnh không gương và đồng thời cầm một chiếc X100s, bạn sẽ ngỡ ngàng khi nhận ra sự khác biệt. Minh chứng khác là khi bạn đang loay hoay đổi ống kính để chụp tài liệu thì chiếc X100s lại cung cấp chế độ hoàn hảo cho việc này.

Vậy tất cả những điểm ưu việt của chiếc X100s là gì? Bên cạnh cấu hình hoàn hảo, chiếc X100s còn sở hữu rất nhiều tính năng tích hợp trong nó. Đầu tiên, cuộn phim của máy ảnh là 16.3MP APS-C với kích thước cảm biến X Trans II. Trong khi có rất nhiều thứ có thể bị lược bỏ thì hãy lưu ý rằng bộ phận cảm biến đã được chỉnh sửa để xử lý nhiễu ISO cao hơn và hiện nay còn có bộ phận cảm biến phát trên bán dẫn. Và phía trước của lõi máy ảnh là một ống kính. Chiếc X100s có gắn một ống kính 23mm f2 cố định vĩnh viễn với thân máy theo thiết kế Fujinon của hãng. Khi chỉ sản xuất loại ống kính ở mức APS-C, ống kính chỉ đạt 35mm do yếu tố 1.5x của kích thước bộ cảm biến APS-C. Bao quanh ống kính là một vòng khẩu độ cái mà sẽ kéo dãn điểm ảnh tới mức tối đa phù hợp với các nhiếp ảnh gia dày dạn kinh nghiệm và đam mê hình ảnh cổ xưa.

Ống kính 23mm f2 của chiếc Fuji X100s

Ống kính 23mm f2 của chiếc Fuji X100s

Chiếc X100s thiết kế tương tự chiếc máy ảnh X100 trước đó ngoại trừ chế độ tự động lấy nét, thiết kế thêm một vài vị trí nút mới, tự động lấy nét cải tiến và các phương pháp tập trung nhận diện hình ảnh với các thao tác bằng tay. Người dùng còn có thể tùy chọn sử dụng hoặc là một màn hình hiển thị lăng kính ở chế độ EVF hoặc là tự điều chỉnh tối đa sự tập trung hình ảnh.

Mặt khác, toàn bộ các nút bấm và quay số mà các nhiếp ảnh gia yêu thích vẫn được giữ nguyên, bao gồm cả việc lựa chọn chế độ bù sáng. Và dĩ nhiên, nút chuyển đổi EVF/OVF vẫn được thiết kế như ban đầu. Điều này thực sự quan trọng đối với hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Nhưng liệu chiếc máy ảnh này có hoàn hảo ?

Kết cấu và thiết kế

Có nhiều ý kiến cho rằng chiếc X100 và X100s được lấy cảm hứng từ thiết kế của chiếc máy ảnh PnS huyền thoại mang tên Hexar AF. Việc lấy cảm hứng thiết kế này cũng đúng vì chiếc Hexar mang thiết kếđẹp, dễ dàng sử dụng, nhỏ gọn, hoạt động rất yên lặng và vẫn đang được rao bán rộng rãi trên eBay.

Chiếc X100s có kích thước các cạnh là 5.0 x 2.9 x 2.1 inch tương đương 126.5 x 74.4 x 53.9 mm và khối lượng của máy là 15.70 oz tương đương 445 gram. Chiếc máy ảnh này thật sự khá nhẹ và người sử dụng hoàn toàn có thể mang theo nó đi bộ đường dài cả ngày mà không thấy có bất kỳ sự mệt mỏi nào.

Thiết kế với vẻ ngoài đẹp và có chút

Thiết kế với vẻ ngoài đẹp và có chút “retro” của chiếc X100s

Và điều này đặc biệt thoải mái đối với những nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh đám cưới hay các sự kiện với vô số chiếc máy ảnh đeo quanh người.

Tiện ích và chế độ điều khiển

Chiếc Fujifilm X100s, nhắc lại một lần nữa là nó có thiết kế thân máy tương tự chiếc X100 trước đó. Phía trước máu ảnh được thiết kế tối giản các chi tiết. Không có logo của hãng Fujifilm phía trước máy ảnh vì có thể người dùng không mấy quan tâm đến nó. Điều mà họ thực sự quan tâm đó là ống kính, nút OVF/EVF, đèn flash và phía trước của kính ngắm. Chỉ bởi vì nhà sản xuất muốn tạo sự khác biệt khi thiết kế chiếc máy ảnh, một chữ “S” nhỏ ở phía đáy trước máy ảnh. Chiếc X100s vẫn giữ vòng xoay điều chỉnh khẩu độ bao quanh ống kính như của chiếc X100.

Trên đỉnh của máy ảnh bạn sẽ thấy một vài chức năng đang hoạt động. Ở đó, bạn sẽ dễ dàng thấy nhãn hiệu Fujifilm, màn trập quay số tốc độ, nút on/off và nút bấm chụp, và quay số bù sáng. Một nút cứng khác khá nhỏ ở đây là nút Fn- được lập trình để kiểm soát các tiêu chuẩn ISO.

Đỉnh máy của chiếc Fuji X100s

Đỉnh máy của chiếc Fuji X100s

Xoay máy ảnh lại, bạn sẽ dễ dàng nhận ra một công tắc điều khiển, nút khóa AEL/ AFL, nút xoay điều khiển 4 hướng với các thiết lập để truy cập vào các cách điều khiển khác nhau, nút hiển thị/quay lại và nút vào menu nhanh. Sau đó là một màn hình LCD lớn 2,8 inch, tuy không đến nỗi tệ nhưng đáng nhẽ ra nên có một màn hình với khả năng hiển thị tốt hơn vì màn hình này chỉ có độ phân giải là 480K điểm ảnh. Ở bên trái là nút xem lại, nút AE, nút đặt chế độ điều khiển và nút vào chế độ xem.

Mặt sau của chiếc X100s

Mặt sau của chiếc X100s

Và phía trên cùng là kính ngắm với diop và mắt cảm biến được gắn bên cạnh.Ở hai bên của máy ảnh là các cổng vào và nút chỉnh lấy nét hình ảnh. Ở phía dưới là tấm lắp pin và khe cắm thẻ nhớ SD.

(Còn tiếp)

Hồng Ngọc

Theo Digital Camera Review

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.