Đánh giá chiếc laptop Asus ZenBook S13 UX392FN

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Nếu bạn đang tìm mua một Ultrabook 13 inch. Hãy dừng lại và ngắm chiếc Asus ZenBook S13 UX392. Đây là thiết bị tốt mà bạn đang tìm kiếm nhưng lại có màn hình lớn hơn, khả năng đồ họa mạnh mẽ hơn mà vẫn rất nhỏ gọn và nhẹ.

Thiết kế

Khi có một chiếc laptop với viền màn hình siêu mỏng cũng như tăng được tỷ lệ màn hình/thân máy thì nỗi sợ lớn nhất của mình chính là sự cứng cáp của khung máy. Một thiết kế hấp dẫn và quyến rũ sẽ là vô nghĩa nếu thiết bị mỏng manh và dễ gãy như một tờ giấy. Ví dụ như chiếc LG Gram hay Samsung NoteBook 9 đều có viền màn hình mỏng nhưng cả 2 đều rất dễ bị công vênh khi so sánh với MacBook Air hay XPS 13. Rất may mắn, chiếc ZenBook UX392 có độ cứng cáp đáng bất ngờ từ trên xuống dưới bất chấp thiết kế nhỏ gọn của nó. Cả màn hình cũng như khung máy không hề có tiếng kêu cũng hay gần như không bị cong vênh, mang tới ấn tượng ban đầu rất tốt về chất lượng. Phần bản lề và trung tâm bàn phím không hề bị mất cân bằng mà chỉ dao động rất nhỏ khi tác động lực.

Nếu như mình quá kỹ tính hay bới lông tìm vết, thì mình vẫn sẽ nghiêng về chiếc Spectre 13, Blade Stealth và XPS 13 một chút vì khung máy của chúng dầy hơn, sẽ mang lại cảm giác yên tâm hơn khi sử dụng trong một thời gian dài.

Về mặt kích thước và trọng lượng, chiếc UX392 nặng hơn và rộng hơn một chút so với thế hệ trước UX391 và có độ dày tương đương. Ngược lại, thiết bị mới của chúng ta ngắn hơn khoảng 20 mm nên trông vẫn nhỏ gọn hơn thế hệ trước. Rất nhiều thiết bị 14-inch hay thậm chí 13.3-inch như XPS 13 đều nặng hơn UX392 vì viền màn hình dày hơn rõ ràng so với màn hình mỏng 4 cạnh từ UX392.

 

Cổng kết nối

Hệ thống cổng kết nối thay đổi từ thế hệ UX391, UX392 cũng được tích hợp cả đầu đọc thẻ MicroSD, cổng USB A và không còn hỗ trợ Thunderbolt 3. Không có cổng HDMI đi kèm nên người dùng sẽ phải phụ thuộc vào 2 cổng USB C để xuất hình ảnh. Nhìn chung hệ thống cổng kết nối hạn chế là điều khó tránh khỏi trên một chiếc Ultrabook 14 inch.

Bạc có thể sạc pin qua một trong hai cổng USB C phía bên trái. Cá nhân mình thích mỗi cổng USB ở một bên như trên chiếc Huawei MateBook X Pro hơn.

Khả năng bảo trì, nâng cấp

Phần nắp dưới được cố định bằng 8 con ốc T4 Torx. Bên cạnh đầu ốc không được phổ biến, thì nắp dưới khá dễ dàng để được tháo ra, không hề vướng ở các góc hoặc cạnh.

Khả năng kết nối là hạn chế chỉ gói gọn trong M.2 2280 SSD, còn RAM và WLAN được hàn vào bảng mạch.

Bàn phím – Touchpad

Bố cục bàn phím cũng như sự linh hoạt không có sự thay đổi so với UX391. Phản hồi phím và hành trình phím vẫn khá thỏa mãn với độ yên tĩnh cao trừ phím Space có âm lượng cao hơn. Phím mũi tên vẫn chỉ có một nửa kích thước và chật chội. Nếu so sánh, có thể thấy HP Spectre có phản hồi phím chắc chắn hơn, hành trình phím dài hơn cả Asus UX392 và Dell XPS 13.

Bàn phím được tích hợp đèn nền 3 mức độ. Mình đánh giá cao màu sắc phím và ký tự có độ tương phản tốt. Nó dễ nhìn, dễ sử dụng hơn nhiều trên chiếc HP Spectre.

ClickPad là một trong những điểm đáng thất vọng nhất trên Asus ZenBook S13 UX392FN. Kích thước nhỏ, phản hồi phím đi kèm khá yếu và xốp. Hành trình phím nông khiến trải nghiệm nhấn không hề thoải mái. Thêm nữa, bề mặt trackpad lại khá dính ngón tay. Nếu có yếu tố nào mà Asus cần cải thiện thì chắc chắn đó sẽ là chiếc touchpad.

Màn hình

Khả năng hiển thị ngoài trời là tốt dưới bóng râm nhờ độ sáng màn hình ổn. Nhưng màn hình gương phản chiếu rất nhiều. Nên bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần cho việc né những nguồn sáng chói, thay đổi góc nhìn thường xuyên, đặc biệt ở những môi trường sáng.

Tấm nền IPS đảm bảo góc nhìn rộng, không hề có sự thay đổi đáng kể nào về màu sắc, độ tương phản khi nhìn ở những góc hiểm.

Hiệu năng

Cấu hình của thiết bị được giới hạn gồm có Core i5-8265U và Core i7-8565U với GPU chuyên dụng GeForce MX150. Trong khi dòng Whiskey Lake U-CPU mới hơn thế hệ trước Kaby Lake-R nhưng hiệu năng thô là tương đồng trên hai dòng CPU.

Như mình đã dự đoán, thì GeForce MX150 trên UX392 là phiên bản 10W chậm hơn dòng 25W thông thường trên Razer Blade Stealth. VRAM được nâng lên 4GB thay vì 2 GB như trên Razer.

CineBench R15 cho kết quả UX392 nằm trong 3% những thiết bị mạnh nhất sử dụng Core i7-8565U, được lấy mẫu từ 23 thiết bị khác nhau. Trên thực tế, sức mạnh của nó đủ và nhanh hơn thế hệ trước là Core i7-8550U. Chiếc Asus UX430 sử dụng i7-8550U có điểm số thấp hơn từ 3-6% so với UX392, các thiết bị chạy dòng Core i5-8265U cũng cho kết quả tương tự. Chính vì vậy mình khuyên bạn nên lựa chọn cấu hình Core i5-8265U nếu có thể vì sự khác biệt về hiệu năng là rất nhỏ mà giá thành lại rẻ hơn.

Hiệu năng duy trì theo thời gian không được như mình kỳ vọng. Bằng cách chạy CineBench R15 đa nhân theo vòng lặp, chúng ta có thể thấy hiệu năng duy trì trên UX392 giảm nhiều hơn các thiết bị khác cùng sử dụng CPU như Huawei MateBook 13 hay XPS 13. Điểm số ban đầu từ 728 điểm giảm xuống 495 điểm sau 2 vòng lặp là rất nhiều, lên tới 32%. Nói một cách khác, Intel Turbo Boost hoạt động rất mạnh mẽ nhưng chỉ kéo dài được hơn một phút.

Chúng ta chỉ có một kết nối SSD duy nhất mà không có khoảng trống cho bộ nhớ lưu trữ thứ cấp. Thiết bị của mình đi kèm với SSD 512 GB WDC PC SN520 NVMe trong khi UX391 và UX433 sử dụng SSD từ Samsung và Intel. Có thể thấy rằng, Asus dùng khá nhiều thương hiệu cho các dòng ZenBook của họ.

Tốc độ đọc ghi là trung bình đối với một SSD NVMe. Samsung PM961 có thể vượt trội hơn cả về tốc độ đọc và ghi. Hơn nữa, thiết bị chỉ có thể chạy SSD qua một luồng PCIe cũng là điểm đáng thất vọng với mức giá của ZenBook.

Hiệu năng 3DMark trên thiết bị từ Asus chậm hơn từ 6 đến 16% giá trị trung bình của MX150 được tổng hợp từ 43 chiếc laptop khác nhau. Nguyên nhân một phần là do TDP chỉ giới hạn ở mức 10W. Ví dụ như hiệu năng 3DMark của MX150 trên Razer có điểm số cao hơn từ 18 đến 40% thiết bị của Asus. Dù vậy, thì người dùng nào nâng cấp từ GeForce 940MX hay Intel UHD Graphics 620 vẫn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt về hiệu năng.

Khả năng chơi game thực tế của Asus ZenBook S13 UX392FN thấp hơn khoảng 10% so với GTX 950M, trong khi Razer Blade Stealth với phiên bản 25W có hiệu năng gần tương đương với GTX960M. Dù sao, thiết bị vẫn có khả năng chơi những tựa game phổ biến như Fornite, DOTA 2 … Khi chạy Witcher 3 chế độ nhàn rỗi cũng không hề có hiện tượng tụt FPS.

Loa ngoài

Hệ thống loa Harman Kardon khá tệ, tệ hơn nhiều so với HP Spectre 13. Hệ thống âm thanh đủ để gọi video, nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm phim hoặc âm nhạc thì cần phải sử dụng loa ngoài.

Tuổi thọ pin

Dung lượng pin không có sự thay đổi từ chiếc UX391, thời gian sử dụng giữa 2 phiên bản là tương đương nhau. Bạn có thể hi vọng thời lượng sử dụng lên tới 8.5 giờ với các tác vụ Wifi thông thường.

Thời gian sạc từ khi cạn đến khi đầy mất khoảng 2 giờ. Adapter sạc của máy có thể sạc cho các thiết bị sử dụng cổng Type C khác, thậm chí là smartphone

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop