Đánh giá máy ảnh DSLR Nikon D800: máy ảnh độ phân giải cao cho nhiếp anh gia chuyên nghiệp

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Mặc dù đã ra mắt từ năm 2012, chiếc D800 vẫn đang là một trong những máy ảnh DSLR độ phân giải cao rất lý tưởng cho những nhiếp ảnh gia muốn có một chiếc máy ảnh mạnh mẽ, bền, độ tin cậy cao và có mức giá không quá đắt đỏ

Thông tin cơ bản

Tên máy ảnh: Nikon D800

Độ phân giải cảm biến: 36.3MP

Kích thước cảm biến: 35mm (35.9mm x 24.0mm)

Ống kính: không ống kính đi kèm

Kính ngắm: kính ngắm quang học/màn hình LCD

Độ phơi sáng cơ bản: 100 – 6400

Độ phơi sáng mở rộng: 50 – 25,600

Tốc độ màn trập: 1/8000 – 30 giây

Kích thước: 146 x 123 x 82 mm

Khối lượng: 1,008g

Giá: 32,5 triệu

Cảm biến – Bộ xử lý hình ảnh

Chiếc Nikon D800sử dụng cảm biến CMOS định dạng FX độ phân giải 36.3MP, với kích thước là 35.9 x 24.0mm, với độ phân giải tổng thể là 36.8MP. Với tỉ lệ ảnh 3:2 chuẩn của cảm biến, chiếc D800 có thể chụp ảnh với độ phân giải lên tới 7,360 x 4,912 pixel. Cảm biến còn có thêm hai chế độ crop tỉ lệ 3:2 với độ dài tiêu cự crop là 1.2x hoặc 1.5x (định dạng DX) và chế độ crop tỉ lệ 5:4 sử dụng hết chiều cao của cảm biến nhưng cắt hai bên, giảm chiều rộng.

Cả ba chế độ chụp đều có ba độ phân giải để lựa chọn: với chế độ chụp 3:2, độ phân giải trung bình là 20.3MP, và ngay cả độ phân giải thấp nhất cũng vào khoảng 9MP, gần bằng độ phân giải chuẩn của chiếc Nikon D700(12.1MP).

Thông tin ra của cảm biến sẽ được xử lý bằng bộ xử lý EXPEED 3. Độ nhạy sáng chuẩn của máy là ISO 100 – 6,400 và có thể mở rộng lên mức ISO 50 – 25,600.

Hệ thống láy nét

Chiếc Nikon D800 đi kèm với module lấy nét 51 điểm thế hệ mới mang tên Advanced Multi-CAM 3500FX. Trong số 51 điểm lấy nét, có 15 điểm ở trung tâm là loại cross-type, nhạy đối với các chi tiết ảnh nằm ngang và dọc. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn chế độ lấy nét một điểm, lấy nét 9 điểm hoặc lấy nét 21 điểm.

Nhờ vào cảm biến ma trận đo màu cũng dùng để phát hiện cảnh, chiếc D800 có khả năng lấy nét 3D tracking tốt hơn, với khả năng track các vật nhỏ hơn với ít lỗi khi track hơn. Cũng nhờ vào cảm biến ma trận đo màu này mà chiếc D800 có tính năng tự động lấy nét theo nhận diện gương mặt ngay cả khi bạn đang ngắm qua kính ngắm.

Màn hình và kính ngắm

Chiếc D800 sử dụng màn hình LCD 3.2 inch, hơi lớn hơn màn hình của chiếc D700 tiền nhiệm. Độ phân giải của màn hình là 921,600 điểm ảnh, góc nhìn rất rộng là 170 độ và có tầm ngắm bao phủ 100%. Mặt của màn hình được bảo vệ bằng kính chịu lực, và màn hình có một cảm biến ánh sáng ngoài để tự động điều chỉnh độ sáng của màn hình theo độ sáng của môi trường. Tất nhiên, chiếc D800 cũng có thêm một màn hình đen trắng phụ ở đỉnh máy để giúp người dùng kiểm tra các cài đặt mà máy đang sử dụng.

Kính ngắm của chiếc D800 là loại kính ngắm quang học sử dụng lăng kính ngũ giác với tầm bao phủ xấp xỉ 100% khi dùng ở chế độ FX 3:2, khi dùng ở chế độ crop 1.2x hoặc DX, tầm ngắm bao phủ là khoảng 97%. Độ phóng đại hình ảnh của kính ngắm là 0.7x. Kính ngắm của chiếc D800 sử dụng hệ thống lưới lấy nét Type B Brite View Clear Matte Mark VIII.

Hiệu suất chụp ảnh và quay video

Chiếc D800 có thể chụp ảnh độ phân giải tối đa với tốc độ lên tới 4 fps trong chế độ FX. Nếu máy sử dụng bộ pin ngoài MB-D12 và chụp ở chế độ crop DX 1.5x thì tốc độ có thể được tăng lên mức 6 fps.

Chiếc D800 có khả năng quay video với độ phân giải full-HD (1080p; 1,920 x 1,080 pixel) với framerate là 24 hoặc 30 fps. Với video độ phân giải HD (1,280 x 720 pixel), máy có thể đạt tới framerate là 60 fps. Video có thể được ghi lại với kích thước chuẩn FX hoặc crop DX 1.5x mà không ảnh hưởng tới độ phân giải. Độ dài tối đa của một video là 29 phút, 59 phút nếu bạn quay với chất lượng thường.

Các tính năng khác

Chiếc D800 được trang bị với một đèn flash pop-up với tầm hoạt động là 12 m với mức ISO 100. Tất nhiên, bên cạnh đèn flash đi kèm, bạn cũng có thể trang bị cho chiếc D800 với đèn flash ngoài qua khe cắm flash ngoài.

Đi kèm với chiếc D800 là một cảm biến thăng bằng hai trục để tạo nên tính năng Virtual Horizon (tạo đường chân trời ảo) để giúp ảnh luôn thằng bằng về trục ngang và trục dọc. Trên màn hình LCD để hiển thị một hệ thống vạch chỉ mức thăng bằng giống như của máy bay, còn kính ngắm có thể hiển thị vạch chỉ thằng bằng khi bạn nhấn nút Fn.

Giống như mẫu D700, chiếc D800 cũng có thiết kế kín khí để chống bụi và hơi ẩm. Ngoài ra, bộ lọc thông thấp quang học của máy cũng có thể rung để loại bỏ bụi bám vào bộ lọc và vào ngàm gắn ống kính.

Kết nối

Chiếc D800 có khá nhiều loại cổng kết nối khác nhau. Đặc biệt nhất là cổng kêt nối USB 3.0 SuperSpeed lần đầu xuất hiện trên dòng máy DSLR. Các cổng kết nối khác bao gồm Mini HDMI Type C, cổng kết nối với điều khiển từ xa (cũng dùng để kết nối với các thiết bị GPS tương thích), jack cắm tai nghe 3.5mm và jack cắm microphone 3.5mm.

Bộ nhớ – Pin

Chiếc D800 có hai khe cắm thẻ nhớ và có thể cài đặt để cùng ghi dữ liệu vào cả hai thẻ, một thẻ lưu ảnh RAW còn thẻ kia lưu ảnh JPEG, hoặc một thẻ lưu ảnh, thẻ kia lưu video. Bạn cũng có thể cài đặt để dùng một thẻ chính, và thẻ còn lại sẽ được sử dụng khi thẻ chính đã đầy.

Bộ pin sạc EN-EL15 của chiếc D800 có thể cung cấp đủ năng lượng cho 900 lần chụp theo chuẩn CIPA. Với bộ pin ngoài EN-EL18, bạn sẽ có đủ điện cho 1400 lần chụp và còn có thể sử dụng các tính năng điều khiển đi kèm như thả màn trập, nút bật tự động lấy nét, nút chọn đa chức năng và nút xoay điều khiển chính.

Hồng Ngọc

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.