Đánh giá máy tính bảng lai Acer Iconia W510

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Iconia W510 phù hợp với mọi người bởi máy gọn nhẹ, cơ động, hợp thời trang mà thời gian pin sử dụng lâu và hỗ trợ các ứng dụng văn phòng, xử lý ảnh chuyên nghiệp.

Acer Iconia W510 là sản phẩm kết hợp giữa laptop và máy tính bảng, hay còn gọi là máy tính bảng lai. Sự kết hợp này bao gồm một laptop cấu hình chuẩn, được tích hợp hệ điều hành Windows 8 và một màn hình cảm ứng đa điểm có kích thước nhỏ gọn có thể tháo rời.

w510-22-1358927155_500x0.jpg
Màn hình tự động điều chỉnh ánh sáng khá tốt. Ảnh: Anh Vũ.

Máy dùng bộ xử lý Intel ATOM, có nền tảng mới nhất là Clover Trail với ưu điểm tiết kiệm năng lượng, tăng thời gian sử dụng. Cụ thể, bộ xử lý dùng trong máy là Z2760 gồm 2 nhân xử lý, tốc độ 1,8 GHz, RAM 2 GB, ổ cứng SSD 64 GB, màn hình cảm ứng IPS 10 inch, độ phân giải 1.366 x 768 pixel, camera chụp hình 8 megapixel, hỗ trợ đèn LED flash, có đế cắm bàn phím tích hợp pin phụ giúp tăng thời gian sử dụng.

Bộ xử lý Clover Trail của Intel dùng để cạnh tranh với những bộ xử lý ARM đang được dùng rộng rãi trên các máy tính bảng dùng hệ điều hành Android. Ngoài khả năng tiết kiệm điện, bộ xử lý này còn dùng đồ họa tích hợp có nền tảng kiến trúc là PowerVR SGX5 nhưng được “đóng gói” lại với trình điều khiển quen thuộc là Intel Graphics Media Accelerator (GMA). Do vậy, khả năng đồ họa 3D của máy cũng giới hạn trong mức trung bình thấp, chỉ đủ sức giải trí cho những ứng dụng 2D hoặc 3D vừa phải, khả năng hỗ trợ xem phim Full HD bị giới hạn… Tuy nhiên, nhờ dùng bộ xử lý Intel nên máy chạy được hệ điều hành Windows 8 có khả năng kết hợp được nhu cầu giải trí và làm việc, phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng hơn là những máy dùng hệ điều hành Windows RT hoặc Android vốn gặp giới hạn khi cần làm việc với những công cụ văn phòng cao cấp hoặc ứng dụng xử lý ảnh chuyên nghiệp.

w510-01-1358927156_500x0.jpg
Thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng tháo lắp khi sử dụng. Ảnh: Anh Vũ

Thiết kế

Sản phẩm có lớp vỏ ngoài bằng nhựa cứng, sử dụng 2 màu trắng và bạc để tạo nên thiết kế khá sang trọng. Đi kèm máy là một đế cắm bàn phím được tích hợp pin phụ bên trong. Đế cắm này này có thiết kế tương tự như Apple với các phím bấm màu trắng theo dạng chiclet.

Phần máy tính bảng sẽ được cắm vào đế cắm thông qua một rãnh chứa các khớp nối đặt ở giữa và được giữ lại bằng một chốt chặn nằm bên trái gần bàn phím. Phần Touchpad – rê chuột không được quan tâm nhiều do đã có màn hình cảm ứng nên mức độ nhạy không tốt, khi sử dụng điều khiển với con trỏ chuột thường gặp trường hợp thao tác rê kéo không chính xác.

Phần máy tính bảng có màn hình cảm ứng với lớp kính chống trầy xước, ít bám vân tay hơn nếu so với Asus Vivo Tab RT, các ngõ kết nối và phím điều khiển có xu hướng tập trung tất cả qua cạnh bên phải của màn hình. Cụ thể ở cạnh trên và cạnh bên phải tập trung rất nhiều ngõ cắm và các phím điều khiển, như nút điều chỉnh âm lượng, nút nguồn, khóa xoay màn hình, khe cắm thẻ nhớ, ngõ cắm micro USB và HDMI, ngõ cắm tai nghe… Trong khi đó, cạnh bên trái không có thêm phím điều khiển hoặc ngõ cắm nào khác. Do thiết kế “bất thường” nên vô tình máy đã tạo nên 2 khuyết điểm lớn khi trải nghiệm thực tế.

Cụ thể, loa của máy được chia ra hai bên và đặt bên dưới cạnh màn hình. Thoạt nhìn thì khá ổn, không ảnh hưởng gì bởi loa có chuẩn âm thanh stereo khá lớn, rõ ràng nhưng khi cầm máy tính bảng bằng cả 2 tay như cầm vô lăng lái xe cho các trải nghiệm giải trí thì lòng bàn tay “bỗng dưng” che luôn phần loa khiến âm thanh giảm đi rõ rệt. Trường hợp nếu cầm máy tính bảng trên tay liên tục sẽ rất khó chịu vì loa sẽ tạo nên phản xạ âm thanh gây cảm giác nhột nhột trong lòng bàn tay.

Ngoài ra, do thiết kế “mọi thứ” dồn qua bên phải và dường như bộ xử lý cũng nằm ở vị trí này nên khu vực bên phải tỏa nhiệt khá nhiều. Thử nghiệm trong vài giờ nếu cho bộ xử lý chạy ở 100% công suất thì nhiệt độ của khu vực này có khi đạt đến mức 80 độ C, đủ sức tạo nên khó chịu cho người dùng nếu cầm phía trên của cạnh bên phải. Còn nếu đặt máy ở chế độ không tải, nhiệt độ khu vực này luôn ở mức từ 40 đến 50 độ C. Do vậy người dùng muốn thoải moái chỉ có thể cầm bằng tay trái hoặc cạnh dưới của máy hơi bất tiện.

w510-20-1358927156_500x0.jpg
Tuy nhiên khi xoay ngược màn hình ra phía sau vô tình đã khiến bàn phím bị “lật úp” xuống mặt bàn rất dể bám bẩn. Ảnh: Anh Vũ

Phần đế cắm được trang bị thêm một ngõ cắm USB ở cạnh bên phải và ngõ cắm sạc ở cạnh bên trái. Phần rãnh chứa kết nối với màn hình cho phép xoay một góc 295 độ, giúp màn hình ngoài việc mở ra như cuốn tập còn có thể lật ngược ra mặt sau. Tuy nhiên, thiết kế này lại tạo nên một tình huống buồn cười là toàn bộ bàn phím sẽ “lập úp” xuống mặt bàn. Mặc dù trong tư thế này, bàn phím vẫn tạo nên khoảng trống với mặt bàn nhưng không thể đảm bảo dùng lâu ngày không bị bám bẩn, nhất là khi bàn phím lại có màu trắng.

Màn hình

Máy dùng màn hình cảm ứng IPS kích thước 10,1 inch, được bảo vệ chống trầy xước bằng kính cường lực Gorilla Glass 2 và có độ phân giải 1.366 x 768 pixel tương tự màn hình của Asus Vivo Tab RT. Nhưng độ nhạy sáng thì Iconia Tab W510 chỉ đạt 262 lux, thấp hơn nhiều khi so với Asus Vivo Tab RT là 516 lux.

Thực dùng, độ sáng tự động của màn hình khá hay, đủ sức đáp ứng cho mọi nhu cầu và tốt hơn Asus Vivo Tab RT. Cụ thể khi chuyển đổi giữa các môi trường làm việc, màn hình lập tức thay đổi độ sáng tức thời. Trường hợp nhìn nghiêng dưới ánh sáng mặt trời, độ sáng yếu không đủ sức để nhìn đọc rõ ràng, màu sắc bị sai lệch khá nhiều. Tuy nhiên, nếu nhìn trực diện thì vẫn đáp ứng được nhu cầu.

w510-21-1358927156_500x0.jpg
Màn hình IPS nên có độ sáng và màu sắc nhìn nghiêng vẫn rõ nét và rực rỡ. Ảnh: Anh Vũ

Màn hình hỗ trợ 10 điểm chạm cùng lúc, rất nhạy khi thực hiện các thao tác kéo thả cơ bản của Windows 8, đặc biệt là trong những thao tác kéo thả phức tạp hơn của hệ điều hành như kéo vuốt giữ đối tượng rồi gạt qua trái hoặc phải để chạy song song nhiều ứng dụng thì máy đều có thể đáp ứng tốt.

$(function(){ if(typeof(Parser) != “undefined”){ Parser.SITE_URL = “http://vnexpress.net”; Parser.URL = “http://st.f2.vnecdn.net/responsive/j/v46”; Parser.FLASH_URL = “http://st.f4.vnecdn.net/responsive/f/v4”; Parser.SITE_ID = 1002592; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != ‘undefined’) { common.resizeImageDetail(true); $(window).resize(function() { common.resizeImageDetail(false); }); } });

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đánh giá Acer Predator Helios Neo 14: Chơi game nhỏ gọn!

Đánh giá Acer Predator Helios Neo 14: Chơi game nhỏ gọn!

Acer Predator Helios Neo 14 là một trong những chiếc laptop gaming nổi bật mà Acer đã cho ra mắt gần đây. Dù có thông số kỹ thuật không quá vượt trội và mức giá tương đối phải chăng, nhưng máy vẫn mang đến hiệu suất chơi game 1080p tuyệt vời và hệ thống làm mát CPU hoạt động hiệu quả.

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9 ra mắt năm 2021, là một trong những chiếc laptop doanh nhân hàng đầu nổi tiếng với thiết kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ và khả năng bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng liệu trong năm 2024 với rất nhiều model thế hệ mới, sản phẩm này liệu còn có sức cạnh tranh hay không?
Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.