Đánh giá Nokia Lumia 530 - Sự lựa chọn tốt ở mức giá dưới 2 triệu đồng (Phần 2)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Với giá thành rẻ của mình, Nokia Lumia 530 dễ dàng trở thành sự lựa chọn tốt với phân khúc người dùng phổ thông, nhất là sinh viên mơi ra trường

Ở phần trước, chúng tôi đã thực hiện đánh giá tổng quan về thiết kế, và chất lượng màn hình của Nokia Lumia 530. Phần này sẽ tiếp tục với các đánh giá về cấu hình và hiệu năng thực khi sử dụng chiếc điện thoại này

Đánh giá về cấu hình

Nokia Lumia 530 sử dụng một bộ vi xử lý tầm thấp Snapdragon 200 tốc độ 1,2 GHz cùng lõi đồ họaAdreno 302. Nó mất thời gian là 1503ms để thực hiện bài thử nghiệm benchmark java Sunspider, khá thấp đối với một thiết bị chạy Windows Phone, vốn đáng ra nó phải nhanh hơn nhiều khi so với các đối thủ Android cùng cấp (như Motorola Moto E)

Bạn cũng có thể sẽ bất ngờ khi biết rằng, Lumia 530 thực ra còn yếu hơn cả Lumia 520 về hiệu năng, do trên 520 sử dụng chip đồ họa GPU Adreno 305, hơn một đời so với Adreno 302 trên Lumia 530. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế khi sử dụng như xem phim, chơi games, rất khó để nhận biết được sự khác biệt này.

Về khả năng nghe gọi, Lumia 530 thực hiện rất tốt. Âm thanh trong, rõ ràng, và có thể gia tăng âm lượng lên khác cao. Loa ngoài của máy cũng có chất lượng khá ổn.

Về khả năng chụp ảnh, Lumia 530 cũng không thực sự gây ấn tượng với camera chính 5MP khi không có khả năng tự lấy nét, và thời gian chụp rất lâu (khoảng 2,5s). Chất lượng các bức ảnh chỉ dừng ở mức “nhìn ra hình” tuy nhiên cũng không thể đòi hỏi quá nhiều khả năng chụp ảnh ở một chiếc smartphone có giá chỉ hơn 1 triệu đồng. Máy không có camera trước, cũng như hỗ trợ Flash khi chụp ảnh.

Lumia 530 cũng chỉ giới hạn ở độ phân giải xem video HD 720p, khiến cho người dùng gặp khó khăn không nhỏ nếu muốn làm việc với những đoạn phim có độ phân giải lớn hơn. Rất may mắn rằng chiếc smartphone này có hỗ trợ thẻ nhớ microSD, và giúp mở rộng tới 64GB dung lượng, rất thoải mái với các bạn có nhu cầu lưu trữ, xem phim và chụp ảnh.

Về pin

Giống như hầu hết các mẫu Lumia khác, nắp lưng của Nokia Lumia 530 có thể tháo rời, và kéo theo đó là một cục pin có thể thay thế. Thời gian sạc của pin trên 530 là vào khoảng 5-10% mỗi giờ kết nối với sạc.

Với bộ vi xử lý và GPU không cao, nên khả năng tiêu tốn pin của Lumia 530 cũng vô hình chung được giảm đi một chút so với người tiền nhiệm 520, có nghĩa là nó sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn.

Tuy nhiên, thời lượng pin trên các thiết bị tầm thấp nói chung đều lâm vào tình trạng giống nhau, đó là tụt quá nhanh khi sử dụng các ứng dụng nặng như xem phim, hay chơi games. Lumia 530 cũng không ngoại lệ, khi mà nó chỉ trụ được cỡ 3 tiếng rưỡi khi xem video MP4.

Tuy nhiên ở kết luận cuối cùng, thì Lumia 530 vẫn là một sự lựa chọn tốt trong tầm giá dưới 2 triệu đồng. Mặc dù các tính năng của nó không thực sự mạnh mẽ và ấn tượng, nhưng nét đẹp về thiết kế, và chạy trên nền tàng Windows Phone đã giúp bù lại phần nào thiếu sót đó.

Nguyễn Nguyễn

Theo TrustedReview

Tin tức về Điện thoại di động

Realme 12 - smartphone tầm trung nhiều trang bị ấn tượng

Realme 12 - smartphone tầm trung nhiều trang bị ấn tượng

Điện thoại Realme 12 là dòng điện thoại tầm trung vừa được nhà sản xuất Trung Quốc giới thiệu tới thị trường Việt Nam hồi tháng 8/2024, sản phẩm được tích hợp hàng loạt các trang bị ấn tượng hàng đầu.