Đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Khi thiết kế chiếc notebook này, Samsung ngắm vào đối tượng khách hàng ưa thích sự nhỏ gọn, dễ sử dụng, yêu cầu khả năng xử lý không quá cao.

Samsung NP905S3G ATIV Book 9 Lite là thành viên mới của dòng ATIV Book 9, vốn là thế hệ kế nhiệm của dòng Series 9. Có 4 phiên bản của ATIV Book 9 Lite: có hoặc không có màn hình cảm ứng, 2 màu đen trắng. Dù có ngoại hình khá giống với các model 13.3 inch thuộc Series 9, Book 9 Lite có vỏ làm bằng nhựa.

Một trong những đặc điểm khác biệt nữa so với các thành viên khác cùng dòng là máy sử dụng bộ xử lý tăng tốc của AMD thay vì Intel như thường lệ. Samsung dán sticker “x4 quad-core” trên phần đặt tay nhưng không nói rõ về vi xử lý của AMD cả ở trên hộp máy, trên stick lẫn trong BIOS.

Chất lượng lắp ráp và thiết kế

NP905S3G (phiên bản cảm ứng là NP915S3G) có ngoại hình giống các notebook Series 9 13.3 inch nhưng NP905S3G có kích thước lớn hơn với các cạnh bằng nhựa tạo cảm giác ban đầu là máy khá dày. Tuy nhiên thực tế máy lại rất mỏng. Cảm nhận nhìn chung đây là một chiếc notebook cứng cáp. Bạn vẫn có thể làm chất liệu nhựa bị cong đi đôi chút nếu mạnh tay nhưng không hề có cảm giác mỏng manh yếu ớt. Màn hình cũng có thể bị bẻ nhẹ, nhưng không làm hiệu ứng gợn sóng hiển thị trên màn hình.

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

Bản lề êm và chắc chắn chứ không bị lung lay. Hầu hết các bề mặt của máy đều được sơn mờ, ngoài trừ mặt lưng màn hình được tạo vân kim loại, phủ bên trên bởi một lớp sơn bóng cùng với logo Samsung.

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

Giống như với các notebook mỏng và nhẹ khác, người dùng không được hỗ trợ tháo máy để xem các linh kiện bên trong. Để đặt được một chiếc máy tính vào một khoảng không gian rất khiêm tốn như vậy, Samsung sử dụng 11 con vít và các lẫy nhựa.

Không gian bên trong máy bị chiếm phần lớn bởi cục pin và hai bên là loa ngoài. Ổ SSD được giấu dưới đoạn dây băng mạ vàng. CPU được làm mát bởi một bộ quạt. Hai cáp ăng-ten WiFi được gắn vào bo mạch chủ, tức là máy chỉ có WiFi tích hợp chứ không có card rời. Cả 2 cáp ăng-ten chạy vào phía bên trong bản lề và nối vào với ăng-ten ở phía trong màn hình. Thiết kế này giúp máy tránh tình trạng bị yếu sóng WiFi giống như các model cùng dòng khác.

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

Các cổng kết nối, ngoại trừ cổng cắm nguồn, được gắn vào bo mạch chủ hoặc một bo mạch phụ khác ngăn nhau bởi quạt. Bộ SoC chứa rất nhiều linh kiện trên bo mạch chủ. Với kiểu bố trí như của Samsung, người dùng sẽ không thể nâng cấp bất cứ bộ phận nào, nếu có cũng chỉ có thể nâng cấp ổ SSD lên dung lượng cao hơn.

Các cổng kết nối

Giống như các notebook mỏng khác, NP905S3G không được trang bị nhiều cổng kết nối. Tất cả bao gồm một cổng USB 2.0, một cổng USB 3.0, jack âm thanh, cổng ethernet (đi kèm dongle), một cổng micro-HDMI và một cổng VGA (cần một dongle đặc biệt). Ngoài ra còn có khe cắm thẻ nhớ SD bên cạnh trái. Jack cắm nguồn cũng là loại rất nhỏ.

Một cải tiến so với hầu hết các notebook Series 9 khác là NP905S3G có cả khe khóa máy (dù máy quá mỏng để sử dụng cáp khóa thông thường). Các cổng cũng được bố trí cách xa nhau hơn so với Series 9 thế hệ trước.

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

NP900X3B (phía trên) và NP905S3G

Màn hình

Màn hình của NP905S3G không có chất lượng hiển thị ấn tượng như các thành viên gần đây của dòng Series 9 13.3 inch. Máy sử dụng tấm nền TN LCD thông thường, cho góc nhìn tốt nhưng không thể nào sánh được với tấm nền IPS/PLS như Series 9 13.3 inch. Độ phân giải ở mức 1366 x 768 pixel, hiển thị chữ rõ ràng và vừa phải nhưng không thể rõ bằng các độ phân giải cao hơn. Độ sáng tối đa là 250 nit (ghi trên vỏ hộp), chỉ đủ dùng trong nhà và thua kém so với độ sáng 400 nit của các notebook Series 9.

Khi đem ra so sánh, NP905S3G có góc nhìn tương đương với Lenovo ThinkPad T420s nhưng sáng hơn một chút khi ở cùng độ sáng 100%. Dù chỉ đặt ở độ sáng 70% nhưng NP900X3B với tấm nền PLS có góc nhìn tốt hơn hẳn 2 máy còn lại.

Từ trái qua phải: NP900X3B, NP905S3G, T420s.

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

Loa

Samsung đã sử dụng đôi loa có chất lượng tương đối tốt, được hướng xuống phía dưới. Nhờ vậy âm thanh có thể phản lại mặt bàn và hướng đến người dùng. Cả chất và lượng âm đều khá tốt với một chút bass.

Bàn phím và touchpad

Bàn phím của máy rất giống các model thuộc Series 9 và ATIV Book 9 khác nhưng không có đèn nền. Bù lại, các ký tự được tô trắng và in đậm trên nền phím đen cũng khiến chúng dễ nhìn hơn vào buổi tối. Giống như nhiều notebook cỡ nhỏ khác, nhiều phím chức năng không có mặt hoặc có thể được dùng qua phím Fn. Khác với NP900X3B, đèn báo của các chức năng cơ bản được gộp lại với nhau và đặt cạnh phím nguồn, thay vì được tích hợp vào các phím bấm tương ứng.

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

Touchpad Elan lớn hơn một chút so với NP900X3B với phím chìm. Một điểm khác lớn so với NP905S3G là touchpad chỉ được cố định ở phía trên, sát với bàn phím và vì vậy có cảm giác hơi lỏng so với notebook Series 9. Mặt khác, touchpad của máy khá lớn và nếu đã quen, bạn sẽ rất khó quay trở lại với touchpad nhỏ xíu của các notebook đời cũ. Hãng sản xuất cũng đã trang bị cho người dùng một loạt tùy chọn dành cho touchpad.

Hiệu năng và benchmark

Thông số kĩ thuật phần cứng của Samsung NP905S3G-K02UK như sau:

– Vi xử lý: AMD A6-1450 APU (600 – 1400MHz)

– Chipset: AMD Yangtze

– Màn hình: 13.3 inch HD LED độ phân giải 1366 x 768 pixel

– Bộ nhớ: RAM 4GB DDR3-1066 kênh đơn (Samsung, 7-7-8-19 hàn trên bo mạch. Không có khe SODIMM).

– Lưu trữ: 128GB SATA 3 mSATA SSD (Samsung PM841 MZMTD128HAFV)

– Ổ quang: Không

– Wireless: Atheros AR9565x 802.11b/g/n (1×1 + Bluetooth 4.0) tích hợp

– Đồ họa: AMD HD 8250 (tích hợp vào bộ xử lí tăng tốc)

– Bàn phím: UK 81, các phím vuông

– Touchpad Elan: Kích thước 101 mm x 67 mm

– Webcam và microphone (phía trên màn hình)

– Pin: 7.5V 30Wh 2-cell

– Nguồn: 40W

– Hệ điều hành: Windows 8 64-bit

– Kích thước: 324 x 224 x 17 mm

– Trọng lượng máy: 1,43kg

– Trọng lượng bao gồm sạc và dây sạc: 1,75kg

Nhờ trình quản lý đồ họa, người dùng có thể phát hiện ra vi xử lý lõi tứ mà máy sử dụng là A6-1450 của AMD, thuộc dòng Kabini. Bộ xử lý tăng tốc (APU – gộp CPU và GPU) có công suất 8W, tương đương với CPU của netbook, trong khi có cả 128 lõi đồ họa shader, bộ điều khiển bộ nhớ và các tính năng khác.

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

Samsung NP905S3G có hiệu năng vừa phải, phù hợp với các tác vụ thường ngày. Thời gian khởi động rất nhanh, chỉ 13 giây kể từ khi bấm nút nguồn tới khi hoàn tất quá trình khởi động. Đóng góp nhiều vào khả năng này chính là ổ SSD.

Benchmark wPrime

Điểm số benchmark wPrime cho thấy hiệu năng CPU của máy còn thua kém so với dòng Core i của Intel. Mặc dù CPU có 4 lõi nhưng chúng lại chỉ có tốc độ xung nhịp tối đa là 1.4 GHz (hoặc 1.2 GHz nếu cùng chạy). Tất nhiên, chúng ta không thể hy vọng gì hơn ở một vi xử lý công suất 8W.

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

Tốc độ thực cho từng lõi của CPU AMD tương đương với cả CPU Intel chạy cùng tốc độ. Mặc dù CPU Intel có công nghệ Siêu phân luồng, cho phép một lõi chạy hai luồng, hiệu năng CPU vẫn không được tăng lên nhiều hơn so với việc trang bị nhiều lõi. Mặt khác, đa lõi hay siêu phân luồng chỉ có ý nghĩa khi chạy các chương trình hỗ trợ. Một chương trình đơn luồng sẽ chỉ chạy ở tốc độ của một lõi.

PC Mark7

PC Mark 7 là trình benchmark mới, dùng để đo hiệu năng tổng quát của máy. NP905S3G có điểm số nằm giữa Toshiba R700 và Samsung NP900X3B.

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

3DMark11

3DMark 11 đo hiệu năng tổng quát của card đồ họa AMD 8250 trên ATIV Book 9 Lite. Điểm số mà nó đạt được là 477.

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

Tốc độ SSD

Samsung sử dụng ổ SSD PM841 128GB mSATA. Tuy nhiên, ổ SSD này có tốc độ ghi thấp hơn nhiều so với các ổ khác có dung lượng cao hơn, thấp hơn cả ổ SanDisk U100 có trên NP900X3B. Bù lại, PM841 lại vượt qua U100 ở các bài thử nghiệm khác và phù hợp với chiếc notebook này hơn.

Khe cắm thẻ nhớ SD cũng là một lựa chọn để tăng khả năng lưu trữ, bên cạnh ổ SSD có dung lượng tương đối khiêm tốn. Khe cắm thẻ có bộ điều khiển của Realtek. Trình benchmark CrystalDiskMark cho thấy tốc độ đọc thẻ SDHC class 10 là 27MB/s, nhanh hơn nhiều so với tốc độ 19MB/s của Series 9. Trên NP905S3G, thẻ cũng được cắm vào sâu hơn, hạn chế hỏng hóc cho thẻ nếu có va đập.

đánh giá Samsung ATIV Book 9 Lite

Hiệu năng WiFi

Notebook Series 9 thế hệ thứ 2 có hiệu năng WiFi tốt hơn so với đàn anh nhưng vẫn chỉ ở mức dưới trung bình, có thể do ăng-ten được đặt dưới khung kim loại. NP905S3G có ăng-ten đặt sau màn hình và lớp vỏ nhựa nên sẽ không gặp phải vấn đề về chất lượng sóng tiếp nhận.

WiFi Atheros on-board đơn kênh trên lý thuyết sẽ yếu hơn card WiFi 2 kênh trên notebook Series 9. Dù vậy, kiểm tra thực tế trên Speedtest cho thấy điều ngược lại. Tại những vị trí xa modem WiFi, ATIV Book 9 Lite vẫn có thể kết nối được trong khi Series 9 rất chập chờn.

Nhiệt độ và tiếng ồn

Chiếc notebook này hoạt động khá mát và êm. CPU và GPU được gộp lại, được cấp nguồn chỉ 8W và trang bị thêm bộ quạt giống với các máy có CPU hiệu năng cao hơn khiến cho lượng nhiệt tỏa ra rất ít và có thể dễ dàng làm mát bởi quạt kể cả khi quay chậm. Khi thử rip DVD, NP905S3G tốn gấp đôi thời gian so với NP900X4C mà không bị nóng máy và ồn như người anh.

Nhiệt độ CPU cao nhất ghi nhận được là 66°C. Ở phần chính giữa phía dưới thân máy, nhiệt độ là 39°C. Với mức nhiệt như vậy, người dùng sẽ không cảm thấy khó chịu. Quạt chạy không phát ra tiếng, kể cả khi máy đang chịu tải lớn.

Thời lượng pin

Pin 30Wh khá nhỏ so với nhiều ultrabook hiện nay. Tuy nhiên nhờ vi xử lý tiết kiệm năng lượng, thời lượng pin trên thực tế lại tốt một cách đáng ngạc nhiên. ATIV Book 9 Lite có thể xem liên tục một đoạn video định dạng mp4 trên ổ SSD trong vòng 5 giờ đồng hồ, ở độ sáng 70%. Mức tiêu thụ năng lượng trung bình là 5.5W.

Bài thử nghiệm thứ 2 là refresh một trang web cứ mỗi 30 giây ở độ sáng 25%. Sau 3 tiếng, mức pin sụt từ 85% xuống còn 41%. Điều này tương đương với 6 tiếng liên tiếp thực hiện tác vụ này. Nhìn chung, pin của ATIV Book 9 Lite đủ dùng cho một ngày làm việc với cường độ không quá cao.

Samsung đã rút lại lời tuyên bố tuổi thọ pin 3 năm khi giới thiệu dòng ATIV Book. Hơn nữa, cả tính năng Battery Life Extender giới hạn mức pin tối đa xuống 80% để bảo vệ tuổi thọ pin cũng đã bị gỡ bỏ.

Kết luận

Book 9 Lite có xứng đáng làm một thành viên của gia đình Book 9? Về kích thước và chất lượng hiển thị, nó tương đương với Series 5 NP530U3C. Nếu Samsung trang bị cho Book 9 Lite màn hình PLS chất lượng cao, có lẽ câu trả lời sẽ là khẳng định dù máy sở hữu CPU khá chậm. Và hiện với mức giá 486 bảng tại Anh (khoảng 16,5 triệu đồng) thì có vẻ như Book 9 Lite vẫn chưa thực sự mang đến giá trị tương xứng với số tiền mà người dùng phải bỏ ra.

Lê Hoàng

Theo NotebookReview

Tin tức về Máy tính - Laptop

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.