Trong 2 sản phẩm Dell Venue 11 Pro và VAIO Tap 11, thì chiếc tablet đến từ Sony nhận được nhiều sự quan tâm hơn vì người dùng đang rất kỳ vọng vào việc hãng điện tử Nhật Bản sẽ tạo ra một cỗ máy không chỉ mạnh mẽ mà còn có tính thẩm mỹ cao. Vậy đứng trước Surface Pro 2 thì VAIO Tap 11 có thể giúp Sony làm nên chuyện và củng cố vị thế cho dòng máy tính bảng Windows hay không? Thiết kế Thay vì sử dụng phong cách trượt như người tiền nhiệm VAIO Duo 11, thiết kế của VAIO Tap 11 trở về phong cách truyền thống của máy tính bảng. Trên thực tế, nó khá đơn giản nhưng sự sang trọng toát lên từ chất liệu mà Sony đã sử dụng. Thân máy làm từ hợp kim magiê cao cấp, phần vỏ mặt trước được lắp kính đến tận mép máy. Sony Vaio Tap 11 dày chưa đến 1 cm và đây là một trong những chiếc máy tính bảng Windows 8 sử dụng vi xử lý Intel Core i mỏng nhất thế giới bởi Surface Pro 2 cũng dày tới 1,35 cm. Phần mặt trước của Tab 11 được bố trí tương đối đơn giản. Các phần rìa màn hình được thiết kế rộng bản, không có gì đặc biệt ngoài việc nút home là dạng phím bấm vật lý với kiểu dáng cách điệu khá đẹp, nằm chìm ngang bằng với rìa máy. Tuy nhiên, nút bấm này khá cứng và thiếu độ nảy. Trong khi đó, mặt sau của Tab 11 cũng không quá cầu kỳ, điểm nhấn dễ thấy nhất là phần chân đế của máy được đóng khít vào thân máy, tiết kiệm không gian và đóng mở tiện lợi. Phần chân đế này chỉ mở được duy nhất một góc nghiêng 45 độ chứ không có 2 nấc khác nhau như Surface Pro 2. Bên cạnh đó, chân đỡ của Tap 11 nhìn không đẹp, hơi ẻo lả và nhỏ hơn nhiều so với Surface Pro 2, khiến bạn không thể để máy ở trên đùi. Còn phần cạnh phải được bố trí cụm phím chỉnh âm lượng, nút nguồn và jack cắm audio. Đáng tiếc là các nút bấm này hơi bị lõm nên cảm giác ấn không sướng tay. Ở phần cạnh trên cũng khá đơn giản, chỉ gồm một jack microphone nhỏ, khe thông gió và khay lắp thẻ nhớ microSD. Ngoài ra, VAIO Tab 11 còn có một lớp vỏ bảo vệ màn hình kiêm bàn phím giống như Type Cover dành cho Surface. Đây là một bộ bàn phím không dây, gắn rời và không thể hoạt động nếu nó được gắn vào bản lề ở góc dưới màn hình. Tương tự như vậy, không có cách nào để sạc bộ bàn phím mà không qua chiếc máy tính bảng. Bàn phím Về mặt trải nghiệm thực tế, bàn phím của Vaio Tap 11 có hành trình phím khá tốt không như dạng phím dẹt của Surface. Và đặc biệt, kể cả khi gắn vào bản lề để làm mặt bảo vệ, nó cũng không làm tăng độ dày của máy quá nhiều. Cơ bản, bàn phím của Tab 11 có 82 phím bấm với độ dày 1,1 mm và khoảng cách phím có phần hơi xa. Giống như các tablet Windows 8 khác, touchpad của Vaio Tap 11 là một nỗi thất vọng với các chấm nổi bằng nhựa rẻ tiền như trackpad của netbook. Cảm giác dùng touchpad của Vaio Tap 11 giống như cù vào ngón tay, không hề dễ chịu chút nào. Màn hình VAIO Tab 11 sử dụng màn hình 11,6 inch độ phân giải 1.080×1.920 pixel công nghệ Triluminos của Sony. Thực tế, chất lượng hiển thị của máy rất tốt, góc nhìn tuyệt vời và màu sắc tự nhiên. Thừa hưởng công nghệ hình ảnh đã trở thành thương hiệu trên TV Sony, màu sắc máy cũng rất sống động nhưng không quá bão hòa. Tuy nhiên, có một nhược điểm không thể không nhắc tới đó là tốc độ phản hồi của màn hình với thao tác chạm thỉnh thoảng có độ trễ, nhiều khả năng Sony sẽ phải sớm tung ra một bản nâng cấp firmware để khắc phục tình trạng này. Hiệu năng Khi nhắc đến một thiết bị có giá bán lên tới 799 USD như VAIO Tab 11, chắc chắn chúng ta đã phần nào mường tượng được về sức mạnh của nó, một cỗ máy với phần cứng thuộc hàng top trong số tablet Windows. Đúng như vậy, Sony đã trang bị cho con cưng của mình vi xử lý Haswell Core i5-4210Y tốc độ 1,5 GHz (hỗ trợ 2 nhân, 4 luồng) với RAM 4GB. Do con chip thuộc dòng Y-Series tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các bộ vi xử lý U-series chúng ta thường tìm thấy bên trong Ultrabook nên không quá ngạc nhiên khi Tap 11 đạt điểm số benchmark thấp hơn so với một số sản phẩm khác của Sony như Pro 11 và Duo 13. Dù vậy, hiệu năng sử dụng thực tế vẫn tương đối mượt mà, dùng ổ SSD, máy có thời gian khởi động trung bình khoảng 14 giây và tốc độ sao chép dữ liệu rất nhanh. Với phiên bản hệ điều hành Windows 8 Pro đầy đủ, người dùng có thể biến VAIO Tab 11 trở thành một chiếc laptop thực sự, chạy được các ứng dụng dựa trên kiến trúc x86, nhưng cần lưu ý rằng bạn chỉ có thể giải trí nhẹ nhàng chứ không thể chơi các tựa game quá sát phần cứng. Tap 11 có quạt tản nhiệt tích hợp nhưng với con chip tiết kiệm điện thì máy không quá nóng cũng như có độ ồn thấp kể cả khi sử dụng lâu. Bạn chỉ thấy cảm giác hơi âm ấm khi chơi các tựa game 3D nhẹ nhàng như PES 2013 hay Warcraft 3. Thời lượng pin Những tưởng con chip Haswell sẽ mang lại thời lượng pin ấn tượng cho Tab 11 nhưng điều này đã không thể xảy ra. Thật khó hiểu khi thời lượng sử dụng của chiếc máy tính bảng này còn thua xa laptop sử dụng chip Haswell thông thường. Theo đó, VAIO Tap 11 cạn pin sau 5 giờ 14 phút lướt web, so với kết quả 7 giờ 13 phút của Surface Pro 2. Đáng nhẽ Sony nên hy sinh một chút độ mỏng để nhét vừa pin dung lượng lớn hơn. Kết luận Về cơ bản, Sony VAIO Tap 11 giống như một phiên bản mỏng hơn, rẻ hơn của Surface Pro 2 nhưng lại có khá nhiều điểm trừ. Trước tiên, thiết kế của máy vẫn chưa thể làm hài lòng người dùng do chất lượng gia công chỉ dừng ở mức trung bình, điển hình như phần nắp đậy của các cổng kết nối và khe thẻ nhớ khá lỏng lẻo. Bên cạnh đó, thời lượng pin của Tab 11 phải nói là thực sự đáng thất vọng khi so sánh cùng đối thủ Surface Pro 2, hơn nữa bạn cũng không có cách gì để tăng thêm thời lượng pin cho máy trong khi chiếc tablet của Microsoft có thể được trợ giúp từ pin phụ của bàn phím. Ưu điểm: Nhược điểm:
Đánh giá Sony Vaio Tab 11 – Màn hình đẹp, bàn phím tốt nhưng pin yếu
Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Giống như cuộc chiến máy tính bảng trên nền tảng Android, các mẫu tablet Windows thời gian qua cũng có những sự cạnh tranh khá gay gắt mà tâm điểm chú ý là Surface Pro 2. Đối thủ của Pro 2 đặc biệt có thể kể đến là Dell Venue 11 Pro hay VAIO Tap 11.