Đánh giá Toyota Hilux 2016: cỗ máy thời gian

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Vẫn được biết đến như biểu tượng của sự bền bỉ, dòng xe bán tải thế hệ 2016 của Toyota sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất

Phân khúc xe bán tải luôn là một trong những phần thị trường “màu mỡ” tại Việt Nam, khi điều kiện địa hình đường đi hỗn hợp khiến các dòng xe khác không thể cạnh tranh được. Hilux 2016 với những thay đổi mạnh mẽ về ngoại hình sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho người tiêu dùng Việt Nam.

Cùng Websosanh đánh giá về dòng xe bán tải Toyota Hilux 2016 để cho mình những thông tin và quyết định có hay không nên mua Toyota Hilux.

Đánh giá thiết kế ngoại thất Toyota Hilux 2016

Một điều có thể nhận thấy dễ dàng là Toyota Hilux có được thiết kế cân xứng hơn rất nhiều so với những thế hệ tiền nhiệm, nhưng sự cơ bắp vẫn là phong cách cố định ở dòng xe bán tải này.

– Về kích thước xe

Thùng xe Toyota Hilux 2016

Thùng xe Toyota Hilux 2016

Hilux 2016 có kích thước Dài x Rộng x Cao tương ứng là 5.330 x 1.855 x 1.815 (mm) và chiều dài cơ sở đạt 3.085 (mm).

Các con số này không quá nổi bật nếu đặt cạnh sáu đối thủ khác nhưng mẫu pick-up của Toyota lại có cho mình hai cái nhất trong phân khúc:

+ Khoảng sáng gầm xe cao nhất: 286 (mm)

+ Thể tích thùng hàng lớn nhất – 1.550 x 1.620 x 490 (mm).

Tải trọng cho phép 800kg của Toyota Hilux cũng sẽ mang lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời về sự cơ động của chiếc xe này. Tuy nhiên, mức tải trọng này còn thua kém so với các dòng bán tải Range hay Triton với sức tải tới 900 và 1300kg tùy từng phiên bản.

Ngoài ra khi cần chứa thêm hành lý quan trọng bên trong thì bạn có thể tận dụng không gian phía sau bằng cách xếp gọn hàng ghế thứ hai. Đặc biệt, ngoài các ngăn chứa đồ và để ly thì trước bảng tablo Toyota còn bố trí thêm một hộc làm mát dành riêng cho thức ăn và đồ uống, tuy vậy qua thử nghiệm thì tính năng này không thực sự phát huy công năng khi mà cửa gió bên trong khá nhỏ.

– Về thiết kế bề ngoài

Mặt nạ phía trước đầy tinh tế của Toyota Hilux 2016

Mặt nạ phía trước đầy tinh tế của Toyota Hilux 2016

Toyota Hilux 2016 có thiết kế hoàn toàn mới, tất cả các chi tiết từ nắp ca-pô, đèn pha, lưới tản nhiệt cho đến cản trước phối hợp cùng nhau tạo nên một gương mặt gai góc, đủ sức gây ấn tượng với bất kì ai trên đường phố.

Mặt nạ phía trước nổi bật với Logo Toyota bóng bẩy nổi bật khi đặt giữa lưới tản nhiệt dạng thang, các thanh ngang ngoài việc đượcmạ chrome còn được đánh nhám tinh tế và tạo hình gồ lên để tạo sự liền lạc với đường gân chạy xiêng từ nắp ca-pô xuống cản xe. Không chỉ vậy, phiên bản 3.0G 4×4 AT có dải đèn LED chạy ban ngày DRLs sắc nét nhập vào lưới tản nhiệt hết sức khéo léo làm nên một tổng thể hài hòa và đẹp mắt.

Cụm chiếu sáng có đôi chút khác biệt, khi mà hai phiên bản số sàn sử dụng đèn chiếu xa và chiếu gần đều là Halogen phản xạ đa chiều thì Hilux 3.0G 4×4 AT sử dụng đèn chiếu gần kiểu LED Projector cùng tính năng điều chỉnh góc chiếu lên-xuống. Và Hilux 2.5E không trang bị đèn pha tự động cũng như chế độ đèn chờ dẫn đường như hai người anh em 3.0G.

Toyota mang đến sự tinh tế ở ngoại thất cùng sự tiện lợi cho người sử dụng. Cả ba phiên bản đều trang bị tay nắm cửa mạ chrome và gương chiếu hậu cỡ lớn thiết kế trẻ trung thích hợp với sự bề thế của chiếc xe, đi kèm đó là tính năng chỉnh/gập điện và tích hợp đèn báo rẽ. Bậc lên xuống ở Hilux bố trí tương đối cao và khá khuất tầm nhìn nên gây chút khó khăn cho hành khách khi mới tiếp xúc, nhưng khi đã quen thuộc thì trang bị này sẽ phát huy tác dụng tối ưu trong việc lên xuống mẫu xe gầm cao này.

Phía sau của Hilux 2016 vẫn là thiết kế đơn giản như thế hệ trước, cụm đèn hậu đặt dọc sát hai bên thân xe, cửa sau nổi bật với tay nắm mạ chrome sang trọng và đèn báo phanh phụ. Điểm nhấn đáng chú ý nhất là cản sau khá lớn mạ chrome bóng bẩy được trang bị tiêu chuẩn, và tuy có bệ gác chân để hỗ trợ cho việc tiếp cận thùng xe nhưng tính năng đó không còn tác dụng nếu bạn hạ nắp chắn, nên việc lên xuống không hề dễ dàng với những ai có chiều cao khiêm tốn.

Bên trong hai vòm bánh khá gọn gàng, sàn có rãnh và được lót chất nhựa cứng, bốn móc khóa dùng để cột dây cố định hàng hóa đặt ở bốn góc hỗ trợ tối đa cho việc chuyên chở của chiếc bán tải. Một điểm cộng khác là nắp chắn thùng được đỡ bằng các thanh thép thay vì dây cáp như một vài đối thủ khác, trang bị này vừa tăng sự chắc chắn và cả tính thẩm mỹ cho Toyota Hilux 2016.

Đánh giá nội thất Toyota Hilux 2016

Có thể nói khoang lái của Toyota Hilux đặc biệt tập trung đến sự thoải mái và dễ chịu cho người dùng với thể tích lớn cùng tông màu hết sức dễ chịu và đặc biệt không mấy bám bụi bẩn nên rất thích hợp cho các cung đường xa.. Tuy nhiên vẫn có những nhược điểm nhất định như chất liệu nội thất chưa mấy tương xứng với giá trị của chiếc xe và danh sách những tính năng còn khá hạn chế khi đặt cạnh các đối thủ bán tải khác.

– Về hệ thống ghế ngồi

Hệ thống ghế ngồi trên Toyota Hilux 2016

Hệ thống ghế ngồi trên Toyota Hilux 2016

Chỉ duy nhất Hiux 3.0G 4×4 AT có ghế ngồi bọc da và ghế lái điều chỉnh điện 8 hướng tiện ích, trong khi đó hai người anh em còn lại trang bị chất ghế nỉ cùng ghế lái chỉnh tay 6 hướng, và ghế phụ ở cả ba phiên bản chỉnh cơ 4 hướng. Hàng ghế trước có thiết kế khá vừa vặn với vóc dáng chung của người Việt Nam, gối đầu cao, tựa lưng lớn và ôm sát cho tư thế ngồi thoải mái.

Phía sau, Hilux trang bị ba tựa đầu nhưng vị trí ngồi giữa như mọi khi vẫn đôi chút bất tiện với phần đệm lưng khá cộm và sàn xe không phẳng do hệ truyền động bên dưới, có lẽ không gian sẽ dễ chịu hơn nếu chỉ có hai hành khách cùng tựa tay trung tâm kiêm nơi để ly. Khoảng để chân và không gian trần xe hoàn toàn dư dả dù cho người ngồi sau cao đếm 1m8, tuy vậy lưng ghế nghiêng không sẽ khiến bạn không mấy thoải mái nếu đi xa.

– Về bảng điều khiển

Hệ thống bảng điều khiển trên Toyota Hilux 2016

Hệ thống bảng điều khiển trên Toyota Hilux 2016

Toyota Hilux 2016 sử dụng các chi tiết trang trí nhũ bạc và mạ chorme tinh tế, cụm nút điều khiển có mật độ vừa phải nên các thao tác sử dụng thuận tiện.

Riêng ở Hilux 3.0G 4×4 AT, nút bấm khởi động được bố trí cạnh tay lái khá vừa tầm giúp cho việc tắt/mở động cơ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nút tắt/mở tính năng chống trượt và khóa vi sai cầu sau đặt giữa hai nguồn sạc 12V dành cho các thiết bị điện tử. Mặt hạn chế chính là chất liệu tablo làm từ nhựa, khi tạm tay vào cho cảm giác kém sang và thô cứng.

Toyota trang bị cho Hilux 2.5E sử dụng dạng Analog truyền thống trong khi cụm đồng hồ hiển thị ở Hilux 3.0G AT và MT kiểu Optriton gây ấn tượng tốt bởi sự hiện đại đi cùng sắc xanh dịu mắt, màn hình TFT 4.2 inch cho phép theo dõi các thông số dễ dàng và nhanh chóng cạnh chỉ số vận tốc và tốc độ vòng tua.

Nhìn chung Toyota Hiulux thực sự không được đánh giá cao về phần “nghe, nhìn” khi mà không có màn hình trung tâm hoặc các chức năng âm thanh hiện đại như trên các dòng xe bán tải khác, mà chỉ dừng lại ở đầu đĩa CD với 2-4 loa tùy từng phiên bản.

– Về hệ thống điều hòa trên Hiulux 2016

Nếu lựa chọn Hilux 2.5E 4×2 MT thì bạn sẽ khá thiệt thòi với trang bị hệ thống điều hòa chỉnh tay và không có hốc gió phía sau, trong khi đó 3.0G 4×4 AT và MT có điều hòa tự động một vùng đi cùng cửa gió phụ cho hàng ghế thứ hai. Khả năng làm lạnh của hệ thống điều hòa tự động hiệu quả, đủ sức đẩy lùi cái nóng bên trong khoang lái nhanh chóng.

Tóm lại: Về thiết kế, Toyota Hilux 2016 mặc dù đã có được những cải tiến khá nhiều so với những phiên bản cũ, nhưng về sự tiện dụng, hiện đại, cũng như những yếu tố hỗ trợ người lái khác còn rất hạn chế, và chỉ dừng lại ở mức đáp ứng được những nhu cầu cơ bản.

Đánh giá động cơ và vận hành

– Động cơ Toyota Hilux 2016:

Động cơ không có nhiều thay đổi so với thế hệ tiền nhiệm

Động cơ không có nhiều thay đổi so với thế hệ tiền nhiệm

Tùy vào phiên bản mà Hilux 2016 vẫn được trang bị động cơ của thế hệ cũ với 2 phiên bản được trang bị động cơ và hộp số tương ứng là:

Hilux 2.5E 4×2 MT với động cơ diesel 2KD-FTV dung tích 2.494 cc, kết hợp cùng hộp số sàn 6 cấp sản sinh công suất tối đa 142 mã lực ở 3.400 vòng/phút và momen xoắn tối đa 343 Nm tại dải vòng tua 1.600 – 2.800 vòng/phút.

Hilux 3.0G cùng sử dụng mẫu 1KD-FTV cùng cho công suất 161 mã lực với dung tích 2.982 cc. Momen xoắn sinh ra khác nhau, nếu là hộp số tự động 5 cấp thì sức kéo tối đa đạt 360 Nm tại 1600 – 3.000 vòng/phút, còn với hộp số sàn 6 cấp con số là 343 Nm ở 1.400 – 3.200 vòng/phút. Ngoài ra thì Hilux 3.0G 4×4 cả AT và MT có được hệ dẫn động bốn bánh bán thời gian cùng nút gài cầu điện tử và khóa vi sai cầu sau trong khi người an hem 2.5E dùng cầu sau dẫn động.

Về những thông số đầu tiên về động vơ, Hilux 2016 tỏ ra thua kém những đối thủ cùng phân khúc xe bán tải khá nhiều.

– Cảm giác lái trên đường thành phố

Cảm giác lái đầu tiên là sự cứng cáp, và với chế độ không tải trên đường thành phố, bạn sẽ cảm nhận sự êm ái và cách âm hoàn toàn của dòng xe này.

Ở những dải tốc độ thấp, vô-lăng trợ lực thủy lực của Hilux thể hiện lợi thế khi cho cảm giác vần vô-lăng nhẹ nhàng, chính xác. Khi tốc độ cao, chiếc vô-lăng sẽ đầm hơn đôi chút, tuy nhiên không cho người lái yên tâm như những đối thủ.

Xe còn khá rung lắc trên điều kiện offroad

Xe còn khá rung lắc trên điều kiện offroad

– Cảm giác lái trên đường offroad

Khi đi vào địa hình xấu, off-road nhẹ, điều khiển Hilux sẽ khó khăn hơn, chiếc vô-lăng nhẹ khi nãy lại gặp bất lợi. Người lái phải kìm chặt vô-lăng để giúp chiếc xe di chuyển đúng ý, vô-lăng khi đó sẽ bị vặn và rung lắc theo mặt đường khá nặng, một điểm nữa là vô-lăng sẽ có độ rơ lớn khi vào những tình huống trên.

Khi chở đủ tải trên thùng xe, động cơ này vẫn không hề yếu, người lái vẫn cảm thấy chiếc xe mượt mà, thậm chí có phần ổn định hơn so với khi dư tải. Hộp số sang số mượt, mặc dù vẫn còn một chút khựng nhỏ không đáng kể, cấu trúc rãnh số hình zic zắc giúp không bị nhầm lẫn khi cài số, âm thanh khi cài số cũng êm ái như những dòng xe du lịch.

Hệ thống treo của Hilux trong điều kiện đủ tải hay khi vào cua, chiếc xe thể hiện sự đầm chắc vốn có của một chiếc bán tải. Tuy nhiên, chiếc xe thực sự không ổn khi vận hành thiếu tải, chiếc xe khá gằn xóc khi đi trên những đoạn đường mấp mô, kể cả vị trí lái cũng vẫn cảm nhận được. Nhìn chung, hệ thống treo của Hilux không được đánh giá cao.

Chân ga và phanh thiết kế nhẹ, do đó những hành trình dài không gây cho người lái nhức mỏi nơi bàn chân. Còn khi di chuyển trong nội thị, cặp pê-đan này cũng hoạt động nhạy bén giúp chiếc xe không bị hụt ở những dải tốc độ thấp, khiến người lái và hành khách cảm giác đang ngồi trên những chiếc xe động cơ xăng.

Nhìn chung, khi ngồi sau vô lăng của Hilux, sự nhẹ nhàng và thoải mái khác hẳn so với bề ngoài cơ bắp của nó. Tuy nhiên, vận hành trên địa hình offroad vẫn là yếu điểm của dòng xe này, đặc biệt là khi offroad không tải hoặc thiếu tải.

Đánh giá trang bị an toàn

Hệ thống túi khí trên Toyota Hilix

Hệ thống túi khí trên Toyota Hilix

Công nghệ an toàn cho Hilux 2016 bao gồm chống bó cứng ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh khẩn cấp BA. Bản 3.0G tự động có thêm cân bằng điện tử TSC, kiểm soát lực kéo chủ động TRC, khởi hành ngang dốc HAC và cảnh báo phanh khẩn cấp EBS. Hai bản 2.5E và 3.0G số sàn có 3 túi khí, trong khi bản 3.0G tự động có 7 túi khí.

Những hệ thống an toàn hoạt động khá hay, trên mặt đường nhiều đất mịn và đá sỏi trơn trượt, người lái có thể cảm nhận những tiếng sột xoạt khi hệ thống chống trượt hoạt động và cả những cái giật giật ở bàn đạp phanh từ hệ thống ABS. Hệ thống gài cầu bằng điện khi xe đang di chuyển rất tiện dụng, nhanh, gần như chuyển cầu ngay lập tức.

Trang bị an toàn ở Hilux phần nào đủ sức hỗ trợ cho người lái cũng như bảo vệ cho hành khách dù đi lại hằng ngày, tuy vậy nếu đặt cạnh một vài đối thủ có giá thành thấp hơn thì danh sách này vẫn khá khiêm tốn. Hạn chế rõ ràng nhất là Toyota không trang bị cho chiếc bán tải to lớn camera lùi hay cảm biến lùi, điều này rõ ràng gây bất tiện khi muốn xoay trở xe ở những nơi chật hẹp.

Đánh giá tiêu hao nhiên liệu

Toyota Hilux cho thấy mình là một chiếc xe khá tiết kiệm nhiên liệu khi mà với điều kiện địa hình hỗn hợp giữa đường thành phố và đường núi đồi nhấp nhô thì Hilux 3.0G 4×4 AT cho thấy mức tiêu hao đạt 7.8 lít/100 km.

Ngoài ra, nếu bạn là người “biết cách đi” thì chắc chắn, con số này còn giảm hơn nữa.

Toyota Hilux 2016 được đánh giá cao về sự bền bỉ

Toyota Hilux 2016 được đánh giá cao về sự bền bỉ

Đánh giá mức giá

Giá Xe Toyota Hilux 2016 của từng phiên bản cụ thể dành cho 4 màu chính bao gồm : Bạc, Đen, Xám lông chuột và Màu Cam

– Toyota Hilux 2.5E máy dầu số sàn 1 cầu : 693.000.000 đồng

– Toyota Hilux 3.0G máy dầu số sàn 2 cầu : 809.000.000 đồng

– Toyota Hilux 3.0G máy dầu số tự động 2 cầu : 877.000.000 đồng

Mức giá này so với các đối thủ cùng phân khúc bán tải thì khá là “hạt dẻ”, không những thế, với mệnh danh “cỗ máy không bao giờ hỏng”, Toyota Hilux cũng được người dùng đánh giá cao về độ bền, và người dùng có thể hoàn toàn yên tâm chiếc xe của mình sẽ vẫn có giá khi bán đi sau vài năm sử dụng.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

O.N

Tin tức về Xe ô tô

7 chiếc xe làm nên tên tuổi Ferrari

7 chiếc xe làm nên tên tuổi Ferrari

Trong lịch sử phát triển của mình, Ferrari được biết đến nhiều qua các cuộc đua xe, đặc biệt hãng đã rất thành công tại giải đua “Công thức 1”.  Dưới đây là 7 chiếc xe đã làm nên thành công cho hãng này.
Đánh giá xe Chevrolet Trailblazer có tốt không?

Đánh giá xe Chevrolet Trailblazer có tốt không?

Xe Chevrolet Trailblazer 2019 là một trong những mẫu SUV đến từ thương hiệu Mỹ, đã để lại ấn tượng khá mạnh mẽ bởi khả năng vận hành cực mạnh, tiết kiệm nhiên liệu tối đa, công nghệ giải trí tân tiến… Vậy giá xe Chevrolet Trailblazer 2019 sẽ là bao nhiêu?
Cách chọn 6 màu xe Chevrolet Trailblazer hợp phong thủy bản mệnh

Cách chọn 6 màu xe Chevrolet Trailblazer hợp phong thủy bản mệnh

Chevrolet Trailblazer 2019 ngay từ khi được ra mắt đã chiếm được sự quan tâm của nhiều người vì những cải tiến nổi bật và mức giá lý tưởng cho dòng xe SUV 7 chỗ. Hãy cùng tìm hiểu những màu xe Chevrolet Trailblazer hiện có trên thị trường để chọn sao cho hợp với mệnh phong thủy của mình nhất nhé.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!