Máy ép chậm với máy ép nhanh giống và khác nhau ở điểm nào?
Điểm giống nhau giữ 2 dòng máy ép
- Đầu tiên cả 2 máy ép đều được sản xuất với mục đích là ép hoa quả và trái cây tạo thành nước đem lại cho con người một loại thức uống bổ dưỡng.
- Dù là máy ép chậm hay máy ép nhanh thì cả 2 đều được tích hợp đầy đủ các tính năng đảm bảo cho sự an toàn của người dùng. Tùy vào từng hãng sản xuất và phân khúc mà các tính năng có nhiều hoặc ít. Nhưng chủ yếu có tính năng là: chốt khóa an toàn và tự ngắt khi quá tải nên người dùng có thể yên tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Điểm khác nhau giữa dòng 2 máy ép
Máy ép nhanh | Máy ép chậm | |
Cấu tạo của máy | Gồm có các bộ phận chính như: Mô-tơ hoạt động với vận tốc cao, lưỡi dao, lưới vắt, khay tiếp nguyên liệu, khay hứng nước ép và để xã bã. | Cấu tạo của chiếc máy ép chậm bao gồm: Phần động cơ giảm tốc, trục vít có dạng xoắn ốc, màng lưới lọc, ống tiếp nguyên liệu, khay đựng jnước và bã, bộ phận tách bã và thanh nhấn. |
Tốc độ | Có 1 hoặc nhiều tốc độ khác nhau. | Chỉ có 1 tốc độ duy nhất. |
Nguyên lý hoạt động | Khi bạn cho hoa quả vào cối, thì ngay lập tức mâm xay và các lưỡi dao sắc bén sẽ xoay với tốc độ cực nhanh để có thể mài nhỏ hoa quả và tách nước, tách bã ra khỏi nhờ vào lực ép ly tâm. Với vận tốc cao lên đến 2400 vòng/ phút nên khi máy hoạt động điều không thể tránh khỏi là sẽ tạo ra tiếng ồn khá lớn, thành phẩm nước sao khi ép thường sẽ có nhiều bọt, và vô cùng dễ tách nước. | Khi cho nguyên liệu vào cối xay, phần trục vít đặc biệt với hình dạng xoắn ốc sẽ từ từ đưa nguyên liệu vào màng lưới lọc mà hầu như sẽ không tạo ra bất kỳ lực ly tâm hay ma sát nào đối với hỗn hợp khi đang ép. Ngay sau đó, bộ phận tách bã sẽ đẩy lượng bã ra ngoài và nước ép sẽ chảy ra khay đựng. |
Hàm lượng dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng của nước ép ít hơn do lượng bã còn sót lại vì tốc độ ép khá nhanh. | Lượng dinh dưỡng trong nước gấp 3 – 5 lần so với máy ép nhanh. Giữ được các enzym có lợi trong hoa quả. |
Lượng nước ép | Khá ít. | Cao gấp 2 lần so với máy ép nhanh. |
Làm kem với trái cây đông lạnh | Hoàn toàn không thể ép được. | Ép được bình thường. |
Lắp đặt | Dễ dàng trong việc lắp đặt. | Khó khăn trong việc lắp đặt hơn. |
Vệ sinh máy | Mất khá nhiều thời gian vệ sinh sau khi dùng. | Vệ sinh tương đối nhanh chóng và đơn giản. |
Độ ồn | Tiếng ồn khá lớn gây khó chịu. | Độ ồn thấp hơn và vận hành êm ái. |
Ưu nhược điểm của máy ép chậm và máy ép nhanh
Mỗi máy đều có những tiện ích thiết thực nhất định, nhưng vẫn còn một vài hạn chế tồn tại. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu xem điểm mạnh và điểm yếu của hai loại máy này nhé.
1. Máy ép nhanh
Ưu điểm:
- Ra đời khá sớm nên về tốc độ ép sẽ nhanh nên sẽ rút ngắn được một khoảng thời gian, thích hợp cho những người làm công sở, những người bận rộn,…
- Bạn có thể ép được đa dạng các loại rau, củ và trái cây một cách đơn giản nhất.
- Máy sẽ có một hoặc nhiều tốc độ khác nhau.
- Về phần thiết kế sẽ vô cùng dễ tháo cũng như lắp và mang đến sự tiện lợi trong quá trình bạn sử dụng.
- Về giá thành sẽ tương đối rẻ hơn các dòng máy trái cây khác, chỉ dao động từ 850.000VND đến 4.000.000VND
Nhược điểm:
- Nói đến nhược điểm lớn nhất của máy ép nhanh là chất lượng nước ép sau khi ép ra sẽ không được đảm bảo, không giữ được đầy đủ vitamin và các enzim trong hoa quả. Bởi do quá trình khi dao cắt sẽ sinh ra lượng nhiệt khá lớn ảnh hưởng đến các thành phần dinh dưỡng có trong nước ép.
2. Máy ép chậm
Ưu điểm:
- Khi bạn sử dụng máy ép chậm phần lớn sẽ giữ được đầy đủ các vitamin, enzime, các chất dinh dưỡng khác có trong hoa quả, rau củ, sẽ giúp nước ép phát huy được hầu hết các tác dụng tốt nhất đối với sức khỏe người dùng.
- Đặc biệt sẽ không có hiện tượng tách nước hay oxi hóa và sẽ không có bọt nổi lên sau khi ép.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể ép được nhiều loại rau mềm như bạc hà, cải kale,… và cả các loại trái cây đông lạnh.
- Máy ép chậm sẽ không gây tiếng ồn lớn làm bạn khó chịu trong quá trình ép.
- Nước ép cho ra sẽ có màu sắc đẹp, đậm đặc vô cùng tự nhiên.
Nhược điểm:
- Thời gian ép sẽ kéo dài khá lâu, nếu sử dụng máy trong việc kinh doanh thì mình nghĩ bạn cần phải chuẩn bị nhiều hơn là một máy.
- Về giá thành sẽ cao hơn, sản phẩm có giá dao động từ 2.000.000VND đến hơn 10 triệu đồng.
Một số dòng máy ép chậm và máy ép nhanh có thể tham khảo
- Máy ép chậm mini Nineshield KB-F6B: Giá chỉ từ 870.000đ
- Máy ép chậm Kalite KL-530: Giá chỉ từ 1.348.000đ
- Máy ép chậm Kalite KL-565: Giá chỉ từ 2.570.000đ
- Máy ép chậm Hurom H300E: Giá chỉ từ 10.499.000đ
- Máy ép trái cây 500W Osako EP-606: Giá tham khảo 1.000.000đ
- Máy ép trái cây Philips HR1811: Giá tham khảo chỉ từ 890.000đ
- Máy ép trái cây Bluestone JEB-6519: Giá chỉ từ 790.000đ
- Máy ép trái cây Elmich EL-1850: Giá chỉ từ 990.000đ
Thông qua những thông tin như trên chúng ta đã vừa so sánh máy ép chậm với máy ép nhanh. Mỗi máy đều sẽ có phần ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, bạn nên cần dựa vào nhu cầu và khả năng kinh tế của bản thân hoặc gia đình để tìm ra được sự lựa chọn phù hợp cho gia đình mình một chiếc máy ép.