Để phục vụ nhu cầu trở hàng hóa an toàn, và bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì pháp luật cho phép người sở hữu xe tải có thể đóng thùng xe. Tuy nhiên, việc đóng thùng xe tải phải tuân theo quy định cụ thể, và việc thay đổi kết cấu xe tải (đóng thêm thùng cho xe tải) cần phải được ghi vào trong giấy đăng ký của xe, và thực hiện đúng như đã ghi trong đăng ký xe.
Nhưng phần lớn người dân không biết điều này, do đó, tình trạng đóng thùng xe tải rồi trở hàng quá tải, quá khổ rất phổ biến, và không ít người dân bị phạt bị lỗi này.
Vậy, quy định cụ thể trong việc đóng thùng xe tải như thế nào? Xe như thế nào được cho là quá tải, quá khổ? Và mức phạt cụ thể như thế nào? Cùng Websosanh tìm hiểu vấn đề này
Đóng thùng xe tải thế nào đúng luật?
Vừa qua không ít xe tải bị buộc cắt bớt thùng do đóng thùng sai quy định
Theo thông tư số 42/2014/TT-BGTVT ban hành ngày 15/9/2014 về quy định về Thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải tham gia giao thông đường bộ thì một chiếc xe tải được đóng thùng quy định phải đảm bảo các yếu tố như sau:
– Kích thước xe
+) Chiều cao toàn bộ của xe tải là không lớn hơn 4 m. Ngoài ra, đối với các loại xe có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 5 tấn thì chiều cao của xe phải thoả mãn điều kiện ≤ 1,75 WT (với WT là khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của 2 bánh xe sau phía ngoài với mặt đường)
+) Chiều dài đuôi xe không lớn hơn 60% của chiều dài cơ sở tính toán
– Trọng tải xe
Theo quy định tại Điều 17, Thông tư 07/2010/TT-BGTVT về “Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ”
1. Đối với xe tải thùng kín (có mui), chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với xe tải thùng hở (không mui), hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
a) Xe có tải trọng thiết kế chở hàng từ 5 tấn trở lên (ghi trong giấy đăng ký xe). Chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;
b) Xe có tải trọng thiết kế chở hàng từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong giấy đăng ký xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;
c) Xe có tải trọng thiết kế chở hàng dưới 2,5 tấn (ghi trong giấy đăng ký xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.
Do đó, khi đóng thùng xe tải, người sở hữu xe phải đảm bảo thiết kế của xe với chiều cao khung và kích thước quy định với loại xe của mình.
Mức phạt cụ thể với những xe đóng thùng không theo quy định
Việc tự ý đóng thùng cho xe tải có thể bị phạt từ 4 – 8 triệu đồng
Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP về việc “Xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt” thì mức phạt với những xe trở quá khổ, quá tải cụ thể như sau:
– Khoản 5, điều 30 quy định phạt từ 4,000,000 đến 8,000,000 đối với các hành vi tự ý thay đổi khung xe tải, không khai báo hoặc đăng ký với cơ quan quản lý.
– Điều 24 quy định phạt từ 800,000 đông đến 1,000,000 đồng đối xe tải vượt tải trọng trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ 10 – 40% đối với những xe có tải trọng dưới 5 tấn, và từ 5 – 30% với xe có trọng tải trên 5 tấn.
– Phạt 800,000 đồng đến 1,000,000 đồng với những xe trở hàng vượt tổng chiều dài quy định của xe 10%, hoặc xếp hàng trên thùng xe cao hơn 10% quy định chiều cao của xe.
– Phạt 3 – 4 triệu đồng với những xe vượt tải trọng từ 40 – 60% với xe tải trọng dưới 5 tấn, và 30 – 50% với xe tải trọng trên 5 tấn
Do vây, khi thay đổi khung xe, càn phải tham khảo thật kỹ và trước hết phải đi đăng ký với cơ quan quản lý, tránh tình trạng bị phạt tiền oan.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N