Giải quyết các vấn đề xảy ra với ống kính tele của máy ảnh DSLR

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Sử dụng ống kính tele không quá khó nhưng nó cũng không hề dễ chút nào. Đôi khi loại ống kính này sẽ khiến bạn "đau đầu". Hãy ghi nhớ 5 mẹo dưới đây, chúng sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề khi ống kính tele của bạn không chịu nghe lời.

Gắn ống kính tele (hay còn gọi là ống kính zoom) vào chiếc DSLR của bạn không phải là một công việc quá khó khăn. Tuy nhiên, do ống kính tele hơi khác so với ống kính thông thường nên bạn có thể gặp phải một số vấn đề khi dùng loại ống kính này.

Hãy ghi nhớ những mẹo dưới đây để có thể sử dụng thành thạo ống kính tele bạn nhé.

Kiểm tra độ tương thích của ống kính với máy ảnh

Ống kính tele chỉ hoạt động với một số dòng máy ảnh DSLR cố định mà thôi, vậy nên trước khi mua loại ống kính này, bạn phải kiểm tra xem nó có tương thích với máy ảnh của mình hay không.

Lựa chọn giữa lấy nét tự động và lấy nét bằng tay

Hầu hết các loại ống kính tele đều cho phép bạn lựa chọn giữa chế độ lấy nét tự động và chế độ lấy nét bằng tay. Hãy quyết định chính xác các cài đặt mà bạn cần khi chuyển sang chế độ lấy nét bằng tay. Với một vài dòng máy ảnh, người dùng có thể dễ dàng chuyển sang chế độ lấy nét bằng tay bằng cách bật công tắc trên ống kính; một vài dòng máy khác lại yêu cầu nhiều bước phức tạp hơn. Nếu bạn không làm đúng các bước sẽ làm hỏng cả ống kính.

Vệ sinh ống kính đúng cách

Khi làm vệ sinh cho ống kính tele, đầu tiên bạn nên dùng một chiếc chổi quạt làm sạch để loại bỏ các hạt bụi nhỏ, sau đó nhẹ nhàng chà xát ống kính bằng một miếng vải cotton khô và sạch hoặc khăn lau ống kính chuyên dụng. Nếu bạn lau ống kính bằng vải hoặc khăn trước khi loại bỏ các hạt bụi, bạn có thể làm xước ống kính.

Cẩn thận với ống kính tele cỡ lớn

Với loại ống kính tele cỡ lớn, bạn không nên cầm nó bằng một tay. Cầm máy ảnh hoặc ống kính bằng một tay sẽ gây hư hại các khớp nối do chúng phải tải một trọng lượng quá lớn. Hãy dùng cả 2 tay để nâng đỡ thân máy ảnh và ống kính vừa to vừa nặng của nó.

Xử lý tình trạng rung máy

chế độ giảm rung của máy ảnh Nikon

chế độ giảm rung của máy ảnh Nikon

Những ống kính tele lớn thường làm ảnh bị mờ do máy bị rung. Với một ống kính tele cỡ lớn, hãy sử dụng chân máy để ngăn chặn vấn đề này. Nhiều ống kính tele của các máy DSLR cao cấp còn được trang bị hệ thống giảm rung hoặc chống rung, tính năng này giúp loại bỏ tình trạng rung máy. Nếu ống kính của bạn sở hữu tính năng này, hãy sử dụng nó bất cứ khi nào ảnh của bạn bị mờ.

Bảo quản ống kính cẩn thận

Cuối cùng, khi không dùng đến ống kính, hãy đặt nắp bảo vệ lên trên máy, nhớ che kín cả phía trước và phía sau của ống kính. Bảo vệ phía sau ống kính chính là bảo vệ các công tắc nối liền ống kính và máy ảnh. Hãy nhớ cất giữ ống kính ở nơi khô thoáng và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Hồng Ngọc

Theo Camerasabout

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xử lý các vấn đề xảy ra với máy ảnh Samsung

Xử lý các vấn đề xảy ra với máy ảnh Samsung

Thỉnh thoảng chiếc máy ảnh Samsung của bạn sẽ gặp vấn đề. Vấn đề xảy ra lại rất đa dạng và bạn không biết cách nào để giải quyết. hãy sử dụng những lời khuyên dưới đây để xử lý các vấn đề xảy ra với máy ảnh Samsung của bạn.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.