1. Cách sử dụng bếp hồng ngoại tiết kiệm điện
1.1 Chọn bộ nồi thích hợp
Bếp hồng ngoại hoạt động dựa trên nguyên lý bức xạ nhiệt, vì vậy có thể sử dụng nhiều loại xoong nồi khác nhau trong quá trình đun nấu. Tuy nhiên, để giúp bếp đạt được hiệu suất cao nhất, nên mua bộ nồi chịu nhiệt tốt, đa dạng kích thước để việc chế biến thức ăn trở nên an toàn và tiết kiệm.
1.2 Điều chỉnh nhiệt độ tăng dần
Trong quá trình sử dụng, nếu bạn muốn nấu món tiếp theo thì đừng vội tắt bếp. Hãy giảm xuống mức nhiệt thấp nhất, sau đó đặt nồi mới lên rồi từ từ tăng nhiệt độ trở lại. Cách này sẽ tiết kiệm điện hơn rất nhiều so với việc tắt bếp rồi khởi động lại. Ngoài ra, trong khoảng 5-10 phút kể từ khi tắt bếp, nhiệt độ vẫn còn khá nóng nên bạn có thể tận dụng để ủ hoặc hâm nóng thức ăn bằng lượng nhiệt dư thừa này.
1.3 Dùng ổ cắm riêng
Để đảm bảo an toàn, bạn phải sử dụng ổ cắm riêng thay vì cắm trực tiếp vào hệ thống điện của căn nhà vì bếp hồng ngoại có công suất rất cao, có thể lên tới 2000W nên đôi khi có thể dẫn đến chập cháy hoặc ảnh hưởng tới các thiết bị điện khác. Ngoài ra, ổ cắm riêng cũng phải đảm bảo có mức điện áp phù hợp, có thể tải được thiết bị như bếp hồng ngoại.
1.4 Không đặt gần với các thiết bị điện tử khác
Không nên bếp gần với các thiết bị điện tử sử dụng trong nhà bếp khác như nồi cơm điện, máy xay, lò vi sóng… vì nhiệt độ từ bếp có thể làm ảnh hưởng cũng như gây ra một số tình huống chập cháy ngoài ý muốn.
1.5 Các bước sử dụng bếp hồng ngoại
Thực hiện tuần tự các bước sử dụng bếp an toàn và tiết kiệm điện. Đặt nồi cần nấu lên bếp rồi mới tiến hành bật bếp. Sau khi cắm điện và nhấn nút ON/OFF trên mặt bếp rồi lựa chọn chế độ nấu. Bạn nên tham khảo các chế độ nấu của bếp hồng ngoại để sử dụng đúng cách nhé.
Cuối cùng, điều chỉnh nhiệt độ để phù hợp với món ăn đang chế biến. Khi đã nấu xong, nhấn ON/OFF nhưng phải đợi một lúc, khi quạt tản nhiệt cho bếp đã dừng hoạt động (nghe âm thanh phát ra) thì mới tiến hành rút giắc điện. Lưu ý, tuyệt đối không bật bếp khi chưa có xoong nồi trên bếp, việc vệ sinh bếp nên thực hiện sau khi mặt bếp đã nguội hẳn.
2. Cách vệ sinh bếp hồng ngoại
2.1 Dụng cụ
Chuẩn bị các dụng cụ để vệ sinh bếp bao gồm các loại khăn lau mềm và nước tẩy rửa chuyên dụng, đa năng như Baking Soda để làm sạch.
2.2 Các bước vệ sinh bếp hồng ngoại
Việc vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị thường xuyên là cách phổ biến và hiệu quả để tiết kiệm điện cho điều hòa, bếp hồng ngoại hay các thiết bị điện tử, điện dân dụng khác. Giặt sạch khăn sau đó làm ướt với nước rửa chén hoặc nước sạch thông thường để lau chùi qua các vết bẩn.
Nhẹ nhàng kỳ một số những vết bẩn có thể làm sạch bằng khăn, những vết cháy hoặc két lại lâu ngày có thể cạo nhẹ bằng thìa hay muỗng chiên cho ra bớt. Pha hỗn hợp baking soda và chanh hoặc dùng trực tiếp nước tẩy chuyên dụng để lau sạch các vết bẩn còn lại. Cuối cùng, lau lại mặt bếp với nước sạch và khăn khô.
3. Lưu ý khi sử dụng bếp hồng ngoại
3.1 Luôn giữ mặt bếp khô ráo
Sử dụng bếp cẩn thận, luôn giữ cho mặt bếp khô ráo, các vết nước dính trên mặt bếp nên được lau sạch trước khi bật bếp hoặc sau khi mặt bếp đã nguội hẳn.
3.2 Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Sau khi mua bếp hồng ngoại tính năng tiên tiến, nấu ăn nhanh thì việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng luôn là điều cần thiết. Phân biệt cách dùng bếp hồng ngoại với những loại bếp khác đồng thời tuân thủ những nguyên tắc an toàn, tiết kiệm điện.
3.3 Không chạm tay vào mặt bếp khi đang nấu, không kéo lê đồ vật trên mặt bếp
Không giống như bếp từ, việc chạm tay vào bếp hồng ngoại khi đang nấu hoặc vừa mới nấu xong rất nguy hiểm, có thể khiến bạn bị bỏng ngay lập tức. Bên cạnh đó, bề mặt bếp được làm bằng kính, dù có khả năng chịu nhiệt và va đập nhưng vẫn rất dễ bị xước nếu kéo lê xoong nồi hoặc các vật dụng khác trên mặt. Vì vậy, cần lưu ý khi sử dụng.
Vừa rồi, các bạn đã được gợi ý những cách dùng bếp hồng ngoại sao cho an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện. Tương tự, đối với việc chọn mua và sử dụng các loại bếp từ cùng những thiết bị dân dụng khác cũng sẽ hiệu quả hơn nếu được áp dụng các cách tiêu dùng thông thái.