Hướng dẫn điều chỉnh amply cho người mới chơi

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Với những người mới tìm hiểu hoặc sắm một chiếc amply thì chắc chắn sẽ không khỏi bỡ ngỡ trước một "rừng" các nút bấm điều chỉnh được bố trí trên thiết bị. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích dành cho bạn

Chúng ta cùng xét đến cấu trúc thông dụng trên các dòng amply karaoke có các cổng kết nối và nút điều chỉnh như sau:

Mặt trước của amply

Nhóm 1: Micro

– Ngõ cắm micro: có 2 ngõ sử dụng jack 6 ly để cắm micro.

– Nút nhấn tăng hoặc giảm 20dB (luôn luôn mở, chỉ tắt khi gắn nhạc cụ)

– Nút Vol: cân chỉnh tín hiệu vào của đường micro

– Nút PAL: điều chỉnh tín hiệu cho bên trái hoặc bên phải

– Nút Echo: điều chỉnh tiếng Echo cho đường micro

– Nút Low: điều chỉnh âm trầm (bass)

– Nút Mid: điều chỉnh âm trung (mid, hỗ trợ cho giọng ca bị yếu)

– Nút Hi: điều chỉnh âm cao (treble)

Mặt trước của Amply với nhóm mic

Mặt trước của Amply với các nút điều chỉnh

Nhóm 2: Echo

– Nút Vol: tăng giảm âm lượng của Echo

– Nút Low: điều chỉnh âm trầm (bass) của Echo

– Nút Hi: điều chỉnh âm cao (treble) của Echo (tiếng xịt xịt)

– Nút RPT: tăng hoặc giảm số lần của tiếng lặp lại (repeat)

– Nút DLY: tăng hoặc giảm độ dài của tiếng (delay)

Nhóm 3: Music

– Nút A/B: chọn ngõ vào của nhạc (ngõ A hoặc B)

– Nút Vol: cân chỉnh tín hiệu vào của đường nhạc

– Nút PAL: điều chỉnh tín hiệu cho bên trái hoặc bên phải

– Nút Low: điều chỉnh âm trầm (bass)

– Nút Mid: điều chỉnh âm trung (mid)

– Nút Hi: điều chỉnh âm cao (treble)

Nhóm 4: Master (điều chỉnh tổng)

– Nút Vol: tăng giảm âm lượng của đầu ra

– Nút Low: điều chỉnh âm trầm (bass)

– Nút Mid: điều chỉnh âm trung (mid)

– Nút Hi: điều chỉnh âm cao (treble)

Mặt sau của amply:

Music in (nhạc vào), có 2 lựa chọn A hoặc B (nếu ta cắm đầu jack hoa sen từ DVD Karaoke xuống kênh A thì mặt trước chỗ Music ta cũng chọn A và ngược lại.

Output:

+ LINE: lấy tín hiệu ra cho thiết bị khác như cho Subwoofer hoặc 1 Amply khác

+ REC: dùng để thu âm, tín hiệu này đã được điều chỉnh theo mặt trước của máy.

+ SCORE / MIC: đường kết nối tín hiệu chấm điểm với đầu karaoke

Cách điều chỉnh amply khi sử dụng:

Điều chỉnh amply trong quá trình sử dụng

Điều chỉnh amply trong quá trình sử dụng

– Trước khi bật công tắc nguồn bạn nên vặn nhỏ Vol của micro, Vol của music và Vol của master.

– Cắm micro vào lỗ cắm, để vị trí nút Echo Mic đó ở giữa hay còn gọi 12 giờ theo như kim đồng hồ.

– Tùy chỉnh các nút Low, Mid, Hi trên đường Mic đó đến khi nào cảm thấy hài lòng nhất.

– Mở đường Echo tổng lên (từ 10 giờ đến 12 giờ), đề nút Low và Hi ở mức giữa 12 giờ.

– Quan trọng nhất là chỉnh nút RPT và DLY, theo kinh nghiệm thì những người hát nhạc chưa chuyên nghiệp thì nên để hai nút RPT & DLY ở mức 11h, còn những người biết hát ta nên chỉnh nút DLY nằm trong khoảng 11giờ đến 1giờ để cho số lần lặp lại nhanh hơn 1 tý. Cố gắng nghe tiếng lặp lại từ 1 đến 6 lần là hết.

– Phối hợp tiếng Micro và tiếng nhạc, tiếng nhạc điều chỉnh chỉ bằng 70% của tiếng micro

– Muốn điều chỉnh lớn nhỏ sau khi đã điều chỉnh xong từng kênh Mic và Music thì ta mở bên hệ thống Matser tổng.

– Khi hát ta thấy giọng hát bị nặng ta tăng nút Mid của đường Mic lên và ngược lại.

– Nếu muốn tiếng hát nhuyễn và nghe có âm xịt xịt thì ta tăng một chút ở nút Hi trên đường Mic và đường Echo tổng.

– Nếu nghe tiếng hát không dày ta tăng nhẹ nhàng nút Echo trên đường Mic và nút Low trên đường Echo tổng.

– Khi tăng những nút trên ta phải vặn từ từ và nhẹ nhàng để tránh bị hú làm hư loa

– Nếu hệ thống bị hú hướng xử lý nhanh nhất là ta giảm một chút nút Vol trên đường Micro.

– Micro không tốt cũng một phần làm cho âm thanh hú.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Tin tức về Âm thanh - Dàn karaoke - Amply

Đánh giá loa karaoke JBL Ki512: Nghe nhạc bao phê, chơi Tết cực mê!

Đánh giá loa karaoke JBL Ki512: Nghe nhạc bao phê, chơi Tết cực mê!

Với thiết kế đẹp mắt, chất âm mạnh mẽ, chi tiết và khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng, loa karaoke JBL Ki512 thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một hệ thống âm thanh chất lượng cao cho gia đình, phòng hát hay những sự kiện giải trí.
5 mẫu loa soundbar dưới 5 triệu đồng có công suất lớn, đáng trải nghiệm

5 mẫu loa soundbar dưới 5 triệu đồng có công suất lớn, đáng trải nghiệm

Các mẫu loa Soundbar (loa thanh) từ các thương hiệu nổi tiếng như Samsung, Sony hay LG đều được trang bị thêm các tính năng mới hiện đại để tối ưu âm thanh. Các mẫu loa thanh này thường có công suất khá lớn từ 300W và tầm giá khoảng 5 triệu đồng trở xuống, không khó để sở hữu và trải nghiệm.
Loa soundbar bình dân của hãng nào tốt nhất hiện nay?

Loa soundbar bình dân của hãng nào tốt nhất hiện nay?

Hiện nay, thị trường loa thanh ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Có thể nói rằng, loa thanh là một trong những mẫu loa mang đến cho người sử dụng những trải nghiệm âm thanh vô cùng tuyệt vời khi xem phim, nghe nhạc, xem bóng đá… Vậy mẫu loa soundbar bình dân của hãng nào tốt nhất hiện nay?
Top 9 thương hiệu loa nổi tiếng, tốt nhất 2023

Top 9 thương hiệu loa nổi tiếng, tốt nhất 2023

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc loa mới để thêm vào bộ sưu tập của mình, hay chuẩn bị để mua sắm mẫu loa đầu tiên, thì không cần tìm đâu xa. Websosanh đã tổng hợp lại top 9 thương hiệu loa nổi tiếng, tốt nhất 2023, bạn chỉ cần ‘chọn mặt gửi vàng’ là được.