Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ laptop

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nhiệt độ laptop có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả công việc của bạn. Tuy nhiên nếu làm việc trong một thời gian dài không nghỉ thì nhiệt độ của máy có thể tăng cao. Làm thế nào để có thể kiểm tra nhiệt độ laptop một cách nhanh chóng nhất. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nhiệt độ laptop có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả công việc của bạn. Tuy nhiên nếu làm việc trong một thời gian dài không nghỉ thì nhiệt độ của máy có thể tăng cao. Làm thế nào để có thể kiểm tra nhiệt độ laptop một cách nhanh chóng nhất. Bạn hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé.

Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được nhiệt độ của laptop thông qua chính cảm nhận của mình. Khi sử dụng và máy nóng lên bạn sẽ thấy máy xử lý thông tin chậm hơn, sờ vào thấy máy bị nóng và giật, lag. Lúc này hãy kiểm tra máy bằng những cách ngay dưới đây.

Việc kiểm soát được nhiệt độ máy tính là một điều rất quan trọng. Những cách nhận biết và kiểm tra dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra được nhiệt độ laptop một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Kiểm tra nhiệt độ laptop thủ công

Một trong những cách kiểm tra nhiệt độ laptop vô cùng hữu hiệu đó là bạn có thể sử dụng BIOS. Đây là một hệ thống kiểm soát các tính năng cơ bản của máy tính. Để mở BIOS, đầu tiên bạn phải restart lại máy. Khi thấy logo nhà sản xuất xuất hiện, bạn hãy nhanh tay bấm các phím chức năng. Tùy vào loại máy bạn đang xài, các phím để mở BIOS có thể là F2, F10,F12, Del,… Sau khi vào BIOS, bạn chọn mục “Power”, dòng “CPU Temperature” sẽ cho bạn thấy được CPU của bạn hiện đang bao nhiêu độ.

Một số máy tính xách tay đời mới nay đã nâng cấp BIOS lên UEFI, bạn sẽ thấy nhiệt độ của CPU ngay từ màn hình đầu tiên của UEFI trong mục “Temperature”. Vậy là bạn đã biết được nhiệt độ của laptop mình, bạn có thể tham khảo thêm nhiệt độ laptop bao nhiêu là bình thường?

Kiểm tra bằng phần mềm ngoài

Core Temp

Core Temp là phần mềm hiển thị nhiệt độ của từng lõi (core) trong mỗi bộ vi xử lý hệ thống của bạn. Tính năng này giúp bạn có những biện pháp xử lý kịp thời khi nhiệt độ tăng lên quá cao và giảm tải các chương trình đang hoạt động để tránh các sự cố hệ thống. Core Temp được sử dụng với hầu hết các CPU của AMD và Intel hiện nay.

Các tính năng của Core Temp:

  • Theo dõi nhiệt độ CPU.
  • Ghi lại sự biến thiên nhiệt độ CPU.
  • Cảnh báo khi nhiệt độ tăng lên quá cao.

SpeedFan

SpeedFan cho phép điều chỉnh tốc độ của quạt hệ thống bằng cách giao tiếp với chip điều khiển, theo dõi điện áp, nhiệt độ và tốc độ quạt CPU trong máy tính. Ngoài ra, SpeedFan còn cho phép người dùng theo dõi và kiểm soát các thông số RAM, điện áp, tần số và dung lượng RAM. Tiện ích còn cung cấp khả năng quản lý hiệu năng và độ bền của ổ cứng HDD.

Các tính năng chính của SpeedFan:

  • Theo dõi điện áp, tốc độ quạt và nhiệt độ máy tính.
  • Cảnh báo khi máy tính đạt nhiệt độ cao.
  • Thay đổi tốc độ quạt cho phù hợp, giảm tiếng ồn.
  • Giao diện đơn giản, hoạt động trên tất cả các hệ điều hành.

Real Temp

Đây là công cụ theo dõi và phân tích nhiệt độ từ các loại chip của bộ vi xử lý Intel Core. Real Temp khác với SpeedFan và Core Temp ở chỗ nó không những hiển thị nhiệt độ dưới dạng độ C mà còn hiển thị khoảng cách TJMax (đây là đơn vị đại diện cho nhiệt độ tối đa của độ an toàn bộ vi xử lý).

Mỗi khi CPU nóng lên, chỉ số TJMax dần giảm xuống cho tới chỉ còn số 0 – nghĩa là bộ vi xử lý đã bắt đầu điều tiết và các tiến trình hoạt động của máy tính đang bị chậm lại. Ngoài ra, Real Temp còn có tính năng tự động đóng các ứng dụng đang được mở nếu nhiệt độ máy tính trở nên quá cao để đảm bảo hệ thống không bị quá tải.

Với những cách trên Websosanh hy vọng bạn đã có thể tự kiểm tra nhiệt độ của laptop ngay tại nhà. Nếu nhiệt độ laptop quá cao và làm mọi cách vẫn không hạ thì bạn nên mang máy tới các địa chỉ sửa chữa để được tư vấn kịp thời nhé.

Tin tức về Máy tính - Laptop

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.
Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Acer Aspire 5 A514-55-5954 được thiết kế với các yếu tố mỏng gọn, nhẹ nhàng, cấu hình tốt để mang đến cho người dùng phổ thông một chiếc laptop văn phòng hiệu quả trong tầm giá 15 triệu đồng.