Kinh nghiệm bảo quản loa mùa mưa bão bạn nên biết

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Những ngày qua mưa bão đã xuất hiện thường xuyên hơn trên cả nước, thường là những trận mưa lớn và kéo dài. Mùa mưa đến cũng là lúc độ ẩm trong không khí tăng cao, gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thiết bị điện tử, trong đó có hệ thống âm thanh. Vậy làm thế nào để bảo quản loa mùa mưa bão?

Mùa mưa bão sẽ khiến cho độ ẩm trong không khí tăng cao do đó các thiết bị điện tử như dàn loa rất dễ bị hỏng do hơi nước thâm nhập qua các khe của thiết bị và bám vào các vi mạch từ đó dẫn đến tình trạng rỉ sét, ăn mòn hay thậm chí làm chạm chập gây cháy nổ.

Khi độ ẩm tăng cao cũng sẽ làm cho khung vỏ bên ngoài của thiết bị âm thanh nhà bạn nhanh chóng xuống cấp, đặc những dàn loa được làm từ gỗ sẽ rất dễ tích tụ nước, gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh phát ra và cũng khiến bạn phải tốn kém chi phí cho việc sửa chữa hoặc thậm chí phải thay mới.

Kinh nghiệm bảo quản loa mùa mưa bão

Không để dàn loa sát mặt đất hoặc sát tường

Nếu như dàn loa tại nhà bạn đang được đặt tại những vị trí như vậy thì bạn nên di chuyển nó đến 1 vị trí khác cao hơn hoặc sử dụng đồ để kê thiết bị lên. Vì nếu đặt sát như vậy thì khi mưa lớn tường hoặc sàn nhà có thể sẽ bị ẩm, từ đó hơi nước sẽ dễ thấm vào dàn âm thanh của bạn gây chạm chập, hư hại.

Hạn chế mở cửa khi không cần thiết

Khi bạn mở các cửa của ngôi nhà thì hơi ẩm bên ngoài sẽ nhanh chóng lùa vào nhà bạn, xâm nhập vào các thiết bị điện tử. Do đó nếu như không cần thiết thì bạn cũng nên hạn chế việc mở quá nhiều cửa, đặc biệt là những cửa có vị trí gần với chỗ bạn để đồ điện tử.

Đặt dàn âm thanh gần nguồn nhiệt

“Nguồn nhiệt” ở đây không phải là bếp hay lò sưởi mà là các thiết bị điện tử được sử dụng thường xuyên như tivi hay laptop. Khi bạn sử dụng tivi hoặc laptop sẽ sinh ra 1 nguồn nhiệt làm ấm không khí xung quanh, hạn chế được 1 lượng lớn hơi ẩm trong không khí.

Sử dụng máy sấy

Đối với thao tác này chúng ta phải thực sự cẩn thận khi sử dụng, đặc biệt là không được mở máy sấy với công suất lớn, dễ gây nên tình trạng hỏng hóc, cháy vi mạch bên trong loa.

Chúng ta chỉ nên sử dụng cách này trong trường hợp máy đã bị ẩm nhẹ. Trước khi sấy chúng ta nên lau sơ thiết bị bằng 1 chiếc khăn khô, mêm, và điều quan trọng khi sấy đó là không nên để sát vào thiết bị của bạn mà nên cách ra 1 khoảng ít nhất là 1 gang tay và di chuyển đều quanh khu vực bị ẩm, tuyệt đối không được để 1 vị trí quá lâu. Sau khi sấy xong thì chúng ta cũng nên để thiết bị nguội 1 thời gian tùy vào mức độ sấy, sau đó mới mở cho thiết bị hoạt động trở lại.

Cắm điện thường xuyên

Mặc dù việc cắm điện thường xuyên sẽ tiêu tốn 1 lượng điện năng nhất định, tuy nhiên cũng không quá đáng kể. Nhất là so với mức phí bạn phải bỏ ra để sửa chữa hoặc thay mới dàn âm thanh nếu nó gặp hư hỏng. Việc cắm điện thường xuyên sẽ duy trì lượng điện năng chạy trong thiết bị của bạn, giúp nó luôn tỏa ra 1 lượng nhiệt nhất định, giúp hạn chế được lượng hơi nước bám vào chúng.

Sử dụng túi chống ẩm

Cách này có thể sẽ không hiệu quả tuyệt đối nhưng ít nhất cũng hạn chế được kha khá lượng hơi ẩm xung quanh thiết bị của bạn. Và các túi chống ẩm này các bạn có thể mua dễ dàng trên các trang mạng với giá rất rẻ hoặc tận dụng những túi hút ẩm trong các hộp đựng giày của bạn.

Trên đây là 6 cách chống bảo quản loa mùa mưa bão mà bạn nên thường xuyên áp dụng, bên cạnh đó vẫn sẽ còn 1 số cách khác, tuy nhiên trước khi áp dụng bạn cũng nên tìm hiểu kĩ càng để tránh trường hợp thiết bị của bạn bị hư hỏng nặng hơn. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin có ích để có thể bảo quản dàn âm thanh tại nhà của mình tốt hơn.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Cuộc sống

LUXBATH – nhà cung thiết bị vệ sinh Kohler hàng đầu Việt Nam

LUXBATH – nhà cung thiết bị vệ sinh Kohler hàng đầu Việt Nam

Trong thị trường thiết bị vệ sinh thì Kohler luôn là cái tên "đáng gờm" khiến các thương hiệu khác bao gồm cả Grohe, Hansgrohe, Toto... phải dè chừng. Từ thiết kế, tính thực dụng cho tới công nghệ hiện đại, các sản phẩm của Kohler luôn khiến người sử dụng hài lòng.
Lỗi đóng gói đồ ai cũng mắc khi đi du lịch (Phần 1)

Lỗi đóng gói đồ ai cũng mắc khi đi du lịch (Phần 1)

Rrắc rối đến từ lỗi gói đồ sai còn ở việc bạn mua quá nhiều đồ lưu niệm, túi bị hỏng… bạn sẽ thấy rằng chỉ cần 1 chi tiết nhỏ cũng khiến bạn rơi vào thảm họa trong kì nghỉ mà bạn không hề mong muốn.