Ngày nay, các thiết bị chăm sóc y tế gia đình ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến là máy đo huyết áp bắp tay. Công cụ hỗ trợ đắc lực để kiểm tra sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách dùng thiết bị này.
Máy đo huyết áp bắp tay loại nào tốt nhất?
Máy đo huyết áp Omron
Sản phẩm bao gồm các dòng máy nổi bật nhất như: HEM-8712, HEM-7121, HEM-7156, HEM-7120, JPN600,…Chức năng chính của máy như: đo nhịp tim, huyết áp, cảnh báo huyết áp bất thường, cảnh báo rung nhĩ, cảnh bảo nhịp tim bất thường,…Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về y tế như AAMI hay ESH. Công nghệ Intellisense cho độ chính xác cao sau mỗi lần đo.
Máy đo huyết áp Beurer
Sản phẩm có các dòng máy đo huyết áp chuyên cho vùng bắp tay như: BM45, BM44, BM58, BM40,…Máy sử dụng công nghệ cảm biến thông minh Fuzzy giúp cho độ chính xác cực kì cao. 3 chức năng chính của máy bao gồm: cảnh báo huyết áp, nhịp tim và thao tác sai. Máy được công nhận bởi tổ chức y tế thế giới WHO. Bộ nhớ với dung lượng lưu trữ từ 60 – 100 kết quả tùy theo từng dòng khác nhau.
Máy đo huyết áp Microlife BP A7 Touch BT
Microlife BP A7 Touch BT là dòng máy của Thụy Sĩ với chức năng chính gồm đo nhịp tim và huyết áp. Công nghệ Afib giúp tầm soát và phát hiện bệnh rung tâm nhĩ. Bên cạnh đó, công nghệ MAM giúp máy chạy êm ái và cho kết quả chính xác hơn. Người dùng có thể đồng bộ tính năng kiểm tra kết quả với smartphone thông qua kết nối bluetooth và ứng dụng Connected Health Microlife. Bộ nhớ có thể lưu kết quả đến 99 lần và sử dụng màn hình cảm ứng LCD rõ nét.
Lý do bạn nên lựa chọn máy đo huyết áp vùng bắp tay?
Vị trí đo là bắp tay có động mạch lớn và nằm ngang bằng với tim nên sẽ tạo điều kiện cho kết quả chính xác hơn. Điều này phù hợp với những người có mạch đập quá yếu như người già, trẻ em, bệnh nhân. So với máy đo huyết áp cổ tay thì đo ở bắp tay sẽ cho kết quả chuẩn hơn rất nhiều.
Phát hiện kịp thời chính xác tình trạng cơ thể của bạn thông qua các chỉ số về: huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu và nhịp tim. Bởi hiện nay, bệnh cao huyết áp có thể kéo theo các bệnh khác như:
- Biến chứng tim mạch: Đau thắt hoặc rối loạn nhịp tim
- Biến chứng não: Xuất huyết não, tai biến
- Biến chứng thận: Xơ thận, xơ vữa động mạch ở thận
- Biến chứng mắt: Tổn thương mạch máu trên mắt
Tuy giá thành của các dòng máy đo ở vùng bắp tay thường cao hơn so với máy ở cổ tay, dao động từ 600,000 – 2,000,000 đồng. Nhưng chất mà thiết bị này mang lại đáng ngạc nhiên.
Những lưu ý khi đo huyết áp
Với những người cao tuổi thì việc kiểm tra huyết áp thường xuyên là cực kì cần thiết. Điều này có thể giúp bạn dự đoán sớm những biểu hiện, tình trạng sức khỏe của bản thân để có hướng điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để có được một kết quả chính xác phản ánh đúng huyết áp của bản thân, bạn cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây:
Trước khi thực hiện đo
Bạn phải nằm nghỉ ngơi khoảng 5 phút để ổn định nhịp thở và nhịp tim trước khi thực hiện đo. Tránh đo sau khi chạy nhanh, vừa mới ăn, quá đói,…Trong lúc đo tuyệt đối không ăn uống để đảm bảo kết quả đo không bị sai lệch.
Tư thế khi đo
Bệnh nhân nên chọn tư thế nằm hoặc ngồi thật thoải mái, đảm bảo mọi bộ phận trong cơ thể đều được thả lỏng.
Vị trí đo
Bạn nên quấn vòng bít nằm trên vùng nếp khuỷu tay 2 – 2,5cm, không nên để quá xa hoặc quá gần. Bàn tay của bệnh nhân phải được đặc ở tư thế ngửa, thả lỏng và không được nắm lại.